Thursday, March 28, 2024
Trang chủQuân sựHải quân các nướcHải quân Hoa Kỳ đang phải đối mặt với thử thách nghiêm...

Hải quân Hoa Kỳ đang phải đối mặt với thử thách nghiêm trọng

Hệ thống nhà máy đóng tàu và các nhà máy sửa chữa tàu của Mỹ có tuổi thọ cao và luôn ở trong trạng thái quá tải.

Hải quân Hoa Kỳ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng.

Tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Hạm đội mặt nước Mỹ (SNA), chỉ huy Bộ tư lệnh Hạm đội Mỹ, đô đốc Daryl Caudle mới đây cho biết: “Hệ thống nhà máy đóng tàu và các nhà máy sửa chữa tàu của Mỹ có tuổi thọ cao và luôn ở trong trạng thái quá tải. Tàu chiến không được sửa chữa, thời gian bàn giao tàu mới luôn bị trì hoãn. Nếu xảy ra xung đột với các nước lớn, Hải quân Hoa Kỳ sẽ gánh chịu những tổn thất nặng nề và không thể bù đắp, bởi vì các nhà máy không có đủ công suất để đồng thời sửa chữa các tàu lớn. Đối với tàu sân bay và tàu ngầm thì tình hình càng trở nên tồi tệ hơn”.

Đô đốc Caudle nhấn mạnh: “Chúng ta thiếu hụt hệ thống nhà xưởng và ụ nổi, số lượng hiện có đang hoạt động hết công suất. Không có số lượng dự bị cho những tình huống khẩn cấp. Tháng 10/2021, tàu ngầm Connecticut đâm va vào đá ngầm ở biển đông, hiện nay vẫn đang chờ đến lượt để sửa chữa. Đây là những điểm yếu rất nguy hại, đặc biệt là trong chiến tranh”.

Từ năm 2015 đến 2019, Hải quân Hoa Kỳ đã chi 2,8 tỉ USD cho việc cải tạo, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của các nhà máy đóng tàu. Thế nhưng theo báo cáo của chính phủ Mỹ, trong những năm gần đây, tại bốn nhà máy đóng tàu lớn của Hải quân Mỹ đã ghi nhận 75% công việc bảo dưỡng tàu sân bay và tàu ngầm không đáp ứng được tiến độ đề ra. Tình hình của các hãng tư nhân có vẻ khả quan hơn, nhưng chủ yếu những cơ sở này chỉ hoạt động với các tàu có công suất vừa và nhỏ. Những nhà máy đóng tàu của Hải quân Hoa Kỳ có tuổi thọ rất cao, thí dụ nhà máy đóng tàu Boston hơn 200 năm, tuy rằng thiết bị ở đây đã được thay đổi nhiều lần, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn không đáp ứng được những yêu cầu của thực tế.

Đô đốc Caudle cho rằng: “Việc cần làm ngay hiện nay là tăng mức đầu tư cho các nhà máy đóng tàu ở Portsmouth, Puget Sound và ở Trân Châu Cảng, phải tập trung công tác đạo tạo cán bộ và nhân viên”.

Những vấn đề có tính hệ thống

Tình trạng kỹ thuật của Hạm đội Mỹ đã được báo động từ lâu. Ngay từ mùa thu năm 2020. Một ủy ban đặc biệt đã báo cáo với quốc hội Mỹ về những vấn đề của đội tàu mặt nước. Trong những thập niên gần đây, khả năng tác chiến của đội tàu này đã suy giảm đáng kể. Nhiều tàu đã ở vào độ tuổi “nghỉ hưu”. Chi phí để bảo dưỡng những tàu cũ ngày càng tăng, tạo ra gánh nặng cho ngân sách quốc phòng Mỹ.

Hệ thống động cơ của tàu chiến Mỹ được đánh giá là nổi cộm nhiều vấn đề hơn cả, chúng thường xuyên gặp sự cố, nhiều khi thủy thủ đoàn phải sửa chữa ngay giữa biển khơi. Trong 5 năm qua, có hơn 30 tàu chiến Mỹ có động cơ chỉ hoạt động ở mức 20%. Từ năm 2021, Hải quân Mỹ đã ngừng tiếp nhận tàu cao tốc thế hệ mới Freedom. Nguyên nhân là vì: động cơ của tàu này hoạt động chập chờn, thiếu tin cậy, những sự cố xảy ra có tính hệ thống. Ngoài ra, hệ thống điều khiển thông tin tác chiến Aegis cũng thường xuyên bị trục trặc, hệ thống này được trang bị cho tàu khu trục Arleigh Burke và tàu tuần dương Ticonderoga.

Một vấn đề nữa của tàu chiến Mỹ là: hệ thống cất và hạ cánh của máy bay trực thăng, nhiều sự cố chút nữa đã gây ra những tai nạn thảm khốc. Thí dụ: tháng 10/2019, máy bay trực thăng MH-60 Seahawk đã gặp sự cố khi hạ cánh xuống tàu sân bay USS Ronald Reagan, rất may là sự cố đã không dẫn tới thương vong. Nguyên nhân của vụ việc được cho là: hệ thống điện tử trên tàu sân bay đã cung cấp dữ liệu hạ cánh không chính xác cho phi công.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới