Friday, April 19, 2024
Trang chủQuân sựNhững đặc điểm "lạ lùng" của chiếc tiêm kích mới do TQ...

Những đặc điểm “lạ lùng” của chiếc tiêm kích mới do TQ chế tạo

Có một điều khá chắc chắn. Sự xuất hiện sản phẩm đối trọng của F-35C mở ra một chương hoàn toàn mới trong lịch sử Hải quân Trung Quốc.

Hình ảnh được cho là tiêm kích mới của Trung Quốc.

1 cộng 1

Những tháng vừa qua hóa ra mang lại nhiều quả ngọt cho ngành công nghiệp máy bay của Trung Quốc. Quốc gia này đã bắt đầu bay thử nghiệm máy bay tiêm kích hai chỗ ngồi thế hệ thứ 5 đầu tiên trong lịch sử, được chế tạo dựa trên máy bay tàng hình J-20.

Cỗ máy này ngày càng được xem như một nền tảng để điều khiển UAV, hơn là do kỹ thuật viên vận hành vũ khí.

Thú vị hơn nữa là một sản phẩm mới lạ khác – máy bay tiêm kích tàu sân bay, cũng lần đầu tiên cất cánh lên bầu trời cách đây không lâu. Từ “mới”, như trong trường hợp của J-20, có thể được áp dụng theo cách có điều kiện.

Cỗ máy này, đôi khi được gọi không chính thức là J-35, là một sự cải tiến của Shenyang FC-31, lần đầu tiên cất cánh vào ngày 31/10/2012. Bên cạnh đó, nó khác với phiên bản cơ sở nhờ khả năng mạnh mẽ hơn nhiều so với sự khác biệt của Su-57 Nga với nguyên mẫu của nó.

Bản thân FC-31 là thứ gì đó giao thoa giữa F-35 và F-22 Raptor. Hơn nữa, nó không phải là “bản sao chép” của hai cỗ máy nói trên. Ngay cả của tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga thì càng không.

Giống như nhiều máy bay tiêm kích tàng hình khác, cỗ máy có hai động cơ, đuôi chữ V và một chỗ ngồi cho phi công.

Tất cả những điều này cũng được phiên bản tàu sân bay kế thừa, tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng ngay lập tức thu hút sự chú ý của một trong những tạp chí tiếng Anh đầu tiên đó là The Drive.

Những đặc điểm của sản phẩm mới

Trước sự xuất hiện của phiên bản mới nhất FC-31, nguyên mẫu và phiên bản cải tiến tiếp theo đã có cửa mái “hình vòm” với tầm quan sát tốt ra phía sau lưng. Phiên bản mới có cách bố trí cửa mái và khoang lái được thay đổi lại hoàn toàn.

Trên thực tế, phi công thường không có khả năng nhìn thấy những gì đang xảy ra phía sau: Phần trên của thân máy bay “hợp lại” với phần sau của cửa mái.

Điều gì đó tương tự có thể được nhìn thấy trên F-35, nhưng không phải trên phiên bản lớn nhất cất cánh từ mặt đất (A), và không phải cất cánh từ boong tàu (C), mà là trên máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng F-35B được thiết kế cho tàu tấn công đổ bộ đa năng.

Phi công Mỹ cũng phần lớn bị “mù” nếu nói đến tầm quan sát phía sau lưng. Tuy nhiên, ở đây có một điều khác biệt nhỏ.

Thứ nhất, trong trường hợp của F-35B, do phải bố trí quạt nâng phía sau buồng lái, nếu không chiếc máy bay sẽ không thể hạ cánh thẳng đứng.

Ngoài ra, hệ thống camera sẽ cho phép phi công của F-35 nhìn “xuyên qua” máy bay, nhờ vào màn hình sáng tạo gắn trên mũ bảo hiểm. Được biết, khả năng không thể nhìn “qua vai” vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đối với các phi công Mỹ.

Điều này có nói lên rằng nghĩa Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng hay không?

Máy bay tiêm kích như vậy có thể phù hợp đối với các tàu sân bay hạng nhẹ hoặc tàu sân bay không có máy phóng. Chúng bao gồm, chẳng hạn như, hàng không mẫu hạm mới của Anh
“Queen Elizabeth”, mà sau khi bỏ máy phóng đã được chọn F-35B thay vì F-35C như đề xuất.

Nhu cầu phát triển phiên bản “B” được quyết định bởi việc Mỹ sở hữu các tàu đổ bộ đa năng, mà vấn đề này, do không gian hạn chế trên boong, đang cấp bách hơn.

Có thể thấy gì trong ví dụ của Trung Quốc? Người Trung Quốc đã đóng một số tàu tấn công đổ bộ đa năng Type 075, mà đã trở thành một trong những tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy nhiên, với tất cả các những ưu điểm của nó, đây không phải là một sản phẩm tương tự tàu đổ bộ đa năng lớp “America” của Mỹ mà mang các máy bay F-35. Chiếc thứ 75 – một tàu đổ bộ mang trực thăng đúng nghĩa, mà có khả năng mang theo khoảng 30 chiếc.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn có hai tàu sân bay – Sơn Đông và Liêu Ninh. Chúng không có máy phóng, nhưng chúng có các hệ thống bật nhảy cỡ lớn cho phép phóng được chiếc J-15 hạng nặng – phiên bản Su-33 của Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm thứ ba hiện đang được chế tạo sẽ trang bị máy phóng.

Điều này rất quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, các vùng biển rộng lớn, theo truyền thống, đòi hỏi bán kính tác chiến lớn. Thứ hai, nếu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 muốn «tàng hình», nó không nên mang theo các thùng nhiên liệu bên ngoài.

Cuối cùng, các khoang chứa vũ khí bên trong tạo nên các hạn chế. Chính vì những lý do được liệt kê ở trên, F-35 của Mỹ có vẻ ngoài “cồng kềnh”, điều khiến nó không ít lần bị chê bai, khi được gọi là “bình xăng bay”.

Không thể loại trừ cách thức bố trí của chiếc máy bay cất cánh từ tàu sân bay Trung Quốc được quyết định bởi các yêu cầu khí động học hoặc do sự cần thiết lắp đặt thiết bị nào đó phía sau cửa mái. Tuy nhiên, tất cả điều này có thể được thực hiện mà không giới hạn quá mức tầm nhìn của phi công

Át chủ bài của hải chiến

Dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta sẽ khó biết được toàn bộ sự thật về chiếc máy bay mới trong tương lai gần. Điều này liên quan đến các phẩm chất bay- kỹ thuật, những chỉ số tàng hình, hệ thống điện tử và kho vũ khí của nó.

Có một điều khá chắc chắn. Sự xuất hiện sản phẩm đối trọng của F-35C mở ra một chương hoàn toàn mới trong lịch sử Hải quân Trung Quốc.

Bây giờ nền tảng của các máy bay tàu sân bay của lực lượng này là Shenyang J-15 được đề cập ở trên. Đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 mà thường bị chỉ trích vì tỷ lệ tai nạn cao, khả năng không thể hoàn thiện nói chung và thiếu công nghệ tàng hình.

Ưu điểm thực sự duy nhất của cỗ máy này so với Su-33 cũ có thể được coi là mức độ hệ thống điện tử cao hơn và kho vũ khí hàng không rộng hơn nhiều. Tuy nhiên, cả hai thứ là không đủ để đối phó một cách hiệu quả với F/A-18E/F Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay Mỹ, chưa kể đến tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35C.

Do đó, Sơn Đông và Liêu Ninh, với những máy bay J-15 của mình, không thể được coi là các biện pháp hữu hiệu để chống lại Hải quân Mỹ. Trên thực tế, đó mới chỉ là giai đoạn đầu hình thành một nhóm tàu sân bay tấn công thực sự mạnh của Bắc Kinh. Câu chuyện của lực lượng này sẽ bắt đầu với sự ra đời của Type 003.

Chiếc máy bay mới có thể trở thành một phần quan trọng của nhóm tàu sân bay tấn công trong tương lai, nhưng không phải là vũ khí hiệu quả duy nhất để chống lại Hải quân Mỹ.

Gần đây, Trung Quốc đã trình chiếu một trang thuyết trình cho thấy cuộc đụng độ giữa các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc.

Trọng tâm không phải là các phương tiện có người lái, mà là việc sử dụng UAV GJ-11, với mong muốn được phóng từ tàu đổ bộ đa năng Type 075 và có thể mang bom và tên lửa chính xác cao.

Các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 cất cánh từ tàu sân bay cũng có trong ảnh: Chúng bay phía sau UAV và thực hiện nhiệm vụ yểm trợ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới