Tuesday, April 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaLiệu TQ có  "tô vẽ" tình hình kinh tế?

Liệu TQ có  “tô vẽ” tình hình kinh tế?

Theo các chuyên gia, đằng sau số liệu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc là bức tranh kinh tế thực không mấy khả quan.

Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ bất ngờ do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố hôm thứ Ba (15/3) cho hai tháng đầu năm nay đã làm dấy lên các cuộc thảo luận và câu hỏi sôi nổi giữa các các nhà phân tích, họ đã phải vật lộn để khớp dữ liệu với các chỉ số cơ bản, cho thấy nền kinh tế yếu hơn nhiều. Một số chuyên gia cho rằng bức tranh kinh tế thực có thể không mấy khả quan.

Cục Thống kê Quốc gia của ĐCSTQ (NBS) đã công bố dữ liệu kinh tế vĩ mô từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay vào hôm thứ Ba. Dữ liệu cho thấy doanh số bán hàng trên thị trường đã phục hồi từ tháng 1 đến tháng 2 và doanh số bán đồ tiêu dùng nâng cấp cũng tích cực. Tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng là 7.442,6 tỷ NDT, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 2 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Về sản xuất công nghiệp, các nhà chức trách cho biết “ngành sản xuất thiết bị và công nghệ cao đang tăng trưởng tốt”, và giá trị gia tăng của các ngành trên quy mô quốc gia tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Về đầu tư, đầu tư tài sản cố định quốc gia (không bao gồm các hộ gia đình nông thôn) từ tháng 1 đến tháng 2 là 5.076,3 tỷ NDT, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa là 6.204,4 tỷ NDT, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, Bloomberg cho biết, nhiều nhà kinh tế nhấn mạnh rằng một số số liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố không được hỗ trợ bởi dữ liệu chi tiết. Một vấn đề rõ ràng là mức tăng trưởng 12,2% trong đầu tư tài sản cố định đi ngược với xu hướng giảm lần lượt 17,8% và 10% sản lượng của vật liệu xây dựng chính như xi măng và thép thô.

“Đi sâu vào các dữ liệu chi tiết, chúng tôi tin rằng có nhiều mâu thuẫn đằng sau các dữ liệu kinh tế bất ngờ”. Ông Thẩm Kiến Quang (Shen Jianguang), nhà kinh tế trưởng tại nhà bán lẻ trực tuyến JD.com, cùng các đồng nghiệp của ông đã viết một bài báo vào tối thứ Ba và đặt câu hỏi “tình hình kinh tế thực có thể không lạc quan”.

Một số dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia không quá tồi tệ như dữ liệu được cung cấp bởi các công ty tư nhân đo lường hoạt động kinh tế tương tự. Ví dụ, doanh số bán bất động sản nhà ở đã giảm 22% trong hai tháng đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu chính thức. Tuy nhiên, doanh số bán nhà tại 100 chủ đầu tư hàng đầu của Trung Quốc đã giảm 47% trong tháng 2 sau khi giảm 40% trong tháng 1, theo dữ liệu từ Tổng công ty Thông tin Bất động sản Trung Quốc.

Các nhà phân tích tại JD.com cho biết sự phục hồi của doanh số bán lẻ mâu thuẫn với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát tiêu dùng yếu và giảm các khoản vay hộ gia đình ngắn hạn mới.

Bài báo của ông Thẩm Kiến Quang dường như đã bị kiểm duyệt trực tuyến. Nhưng Đài Á Châu Tự Do đã đưa tin chi tiết hơn về bài báo. Ví dụ, về mặt đầu tư, bài báo đặt câu hỏi rằng dữ liệu tài chính từ tháng 1 đến tháng 2 cho thấy các khoản cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, có liên quan chặt chẽ đến đầu tư của doanh nghiệp, đã giảm 534,8 tỷ NDT so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, các khoản cho vay trung và dài hạn của người dân giảm gần 660 tỷ NDT so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh “nhu cầu tài chính thực tế yếu, dường như khó hỗ trợ cho sự phục hồi đáng kể trong đầu tư”.

Bài báo cho rằng sự phục hồi trong đầu tư bất động sản không phù hợp với số liệu về thu hồi đất, doanh số bán và nguồn vốn. Nó đề cập đến thực tế là đầu tư bất động sản từ tháng 1 đến tháng 2 tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái vượt xa kỳ vọng của thị trường. Các dữ liệu như thu hồi đất, bán hàng và nguồn vốn vẫn ở trong tình trạng ảm đạm. Ví dụ, từ tháng 1 đến tháng 2, diện tích đất mua giảm 42,3% theo năm, diện tích đất nhà ở thương mại giảm 9,6% theo năm, và nguồn quỹ phát triển bất động sản giảm 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu chính thức do ĐCSTQ công bố đã cung cấp sự cứu trợ hạn chế cho thị trường chứng khoán hôm thứ Ba, do tình trạng bán tháo cổ phiếu trong nước tiếp tục tăng, với chỉ số CSI 300 chuẩn giảm 4,6%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2020.

Bloomberg đưa tin rằng các nhà kinh tế tại Công ty chứng khoán Dã Thôn (Nomura Securities), do ông Lục Đĩnh (Lu Ting) đứng đầu, đã viết trong một báo cáo rằng dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố chắc chắn sẽ làm dấy lên lo ngại của thị trường về cách đối sánh sự chênh lệch ngày càng lớn giữa dữ liệu tần số cao từ các nguồn thay thế và dữ liệu NBS.

Nhậm Trạch Bình (Ren Zeping), cựu chuyên gia kinh tế trưởng của China Evergrande Group, cũng chỉ ra sự “lệch pha” giữa các con số “vĩ mô và vi mô”. Ông đã viết vào hôm thứ Ba rằng các con số cơ bản là “đáng tin cậy hơn”, một sự khác biệt cho thấy suy thoái của Trung Quốc chưa chạm đáy.

Các nhà kinh tế khác cho biết sự khác biệt trong dữ liệu làm nổi bật những lo ngại về triển vọng tăng trưởng.

Các nhà phân tích tại Công ty chứng khoán Hoa Thái (Huatai Securities), do ông Trương Kế Cường (Zhang Jiqiang) đứng đầu, đã viết trong một báo cáo về sự chênh lệch chưa được giải quyết giữa dữ liệu vĩ mô và vi mô, dữ liệu hàng tháng và tần suất cao trong tháng 1 và tháng 2 “ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự bền vững của sức mạnh kinh tế”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới