Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnEU đối phó với một TQ…nói dối

EU đối phó với một TQ…nói dối

Chỉ mới ba ngày kể từ khi hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – EU kết thúc, và hai bên lại đối đầu với nhau.

Vào ngày 4/4, Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu (EEAS) đã xuất bản một bài báo trên trang web chính thức của mình với tiêu đề “Trung Quốc đang đi trên dây thăng bằng về vấn đề chiến tranh Ukraina”, nói rằng các phương tiện truyền thông và quan chức Trung Quốc đã nói rõ rằng không nên đổ lỗi cho hành động gây hấn quân sự chống lại Ukraina của Nga, mà là sự bành trướng về phía tây và phía đông của NATO trong 20 năm qua, phớt lờ “những lo ngại về an ninh chính đáng” của Nga. Đồng thời, Trung Quốc tuyên bố tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả các nước. Bài báo cho rằng ĐCSTQ đang lợi dụng tình hình Ukraina để tiếp tục công kích Hoa Kỳ và thế giới phương Tây.

Theo VOA, bài báo cho thấy rằng “EU đang tỏ ra đối đầu với Trung Quốc: cán cân về vấn đề chiến tranh Ukraina sẽ không hoạt động”. Thật vậy, hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU vào ngày 1/4 được thế giới coi là có ý nghĩa quyết định đối với quan hệ song phương, nhưng hai bên đã không ra đưa ra tuyên bố chung sau cuộc họp, chứ chưa nói đến bất kỳ kết quả nào có thể được công bố.

Trên thực tế, EU rất coi trọng hội nghị thượng đỉnh này. Theo lời của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina là ‘thời điểm xác định’ cho lục địa Châu Âu và cũng là một ‘thời điểm xác định’ trong quan hệ của Châu Âu với phần còn lại của thế giới. Theo cách nói của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, đây không phải là một hội nghị thượng đỉnh “thông thường”, mà là một hội nghị thượng đỉnh “thời chiến”.

Nhưng lời kêu gọi của EU đối với Trung Quốc – giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraina và không nhắm mắt làm ngơ trước hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Nga – đã không được hưởng ứng tích cực. Cái gọi là “thúc đẩy hòa bình và đàm phán theo cách riêng” của ĐCSTQ về cơ bản là nói với phương Tây không can thiệp vào cách ĐCSTQ tương tác với Nga; hơn nữa, ĐCSTQ cũng ngầm nói với EU không nên có “tâm lý Chiến tranh Lạnh” và “hình thành một nhận thức độc lập về Trung Quốc”.

Thông qua hội nghị thượng đỉnh này, nhận thức về ĐCSTQ đã thay đổi một cách rõ ràng ở cấp độ EU. Thứ nhất, suy nghĩ lại cách EU đối phó với các chế độ chuyên chế và độc tài. Tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2, ông Von der Leyen nói rằng Trung Quốc và Nga đang tìm cách “thay thế trật tự quốc tế hiện có – họ thích sự cai trị của kẻ mạnh hơn nhà nước pháp quyền, sự đe dọa hơn quyền tự quyết, ép buộc hơn hợp tác”. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng cảnh báo rằng cả Matxcơva và Bắc Kinh đều đang “cố gắng kiểm soát số phận của các quốc gia tự do, cố gắng viết lại trật tự quốc tế, cố gắng thiết lập sự cai trị độc đoán của họ”. Cuộc chiến Ukraina không chỉ thay đổi cách hiểu của Châu Âu về bản chất của chế độ Nga, mà còn củng cố vị trí của EU đối với ĐCSTQ như một “đối thủ thể chế”.

Thứ hai, tại hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã ngầm cảnh báo ĐCSTQ về mối quan hệ kinh tế của Châu Âu với Trung Quốc. Cuộc chiến Ukraina đã khiến nhiều công ty phương Tây rời bỏ Nga, và nếu ĐCSTQ làm điều gì đó (chẳng hạn như hỗ trợ quân sự và tài chính cho Nga), các công ty Châu Âu tại Trung Quốc cũng sẽ rời đi. Điều này có thể có tác động lớn đến nền kinh tế Trung Quốc. Trên thực tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo của Đức ngày 31/3 cho biết, khoảng 46% công ty Đức dựa vào nhập khẩu từ Trung Quốc và hơn một nửa số công ty này hiện đang xem xét giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Điều đó nói lên rằng hiện nay có một sự thay đổi thực sự trong EU. Việc Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu công bố bài báo này là một trong những biểu hiện của “sự thay đổi”.

Như chúng ta đã biết, Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu là cơ quan điều phối quân sự và bộ ngoại giao của EU, chịu trách nhiệm thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU. Điều đáng chú ý là các chủ đề như “Trung Quốc đang đi trên dây thăng bằng về vấn đề chiến tranh Ukraina” là những nhận định chiến lược, là cơ sở quan trọng cho các quyết định của EU đối với Trung Quốc; tuy nhiên, tác giả bài báo đến từ cơ quan chống thông tin sai lệch của Cơ quan Hành động Đối ngoại EU, điều này cho thấy EU coi tuyên bố chính sách của ĐCSTQ về cuộc chiến Nga-Ukraina là một “sự lừa dối chiến lược” và đang nỗ lực hết sức để xác định và loại bỏ nó. Ý nghĩa của điều này đối với định hướng của quan hệ Châu Âu-Trung Quốc là rất sâu rộng.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên EU vạch trần “sự lừa dối chiến lược” của ĐCSTQ. Cơ quan chống thông tin sai lệch của Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu (EEAS), ban đầu được thành lập để theo dõi thông tin và tuyên truyền bị nghi ngờ có nguồn gốc từ Nga, và từ năm 2019 đã mở rộng phạm vi hoạt động sang Trung Quốc. Vào ngày 1/4/2020, cơ quan chống thông tin sai lệch đã ban hành một báo cáo chỉ trích ĐCSTQ đã phóng đại viện trợ cho Châu Âu, tung tin giả về nguồn gốc của dịch bệnh và quảng bá lý thuyết về ưu thế thể chế của ĐCSTQ. Sau đó, EU chỉ đích danh ĐCSTQ tiến hành một cuộc chiến thông tin có mục tiêu ở Châu Âu là “Phản ứng với thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch”, nhằm giành ảnh hưởng, phá hoại cuộc tranh luận dân chủ của EU, tăng cường phân cực xã hội và nâng cao hình ảnh của chính mình. Vào ngày 28/4/2021, cơ quan chống thông tin sai lệch đã đưa ra một báo cáo nói rằng truyền thông Nga và Trung Quốc đã tìm cách gây mất lòng tin vào vắc xin COVID-19 của các nước phương Tây một cách có hệ thống trong chiến dịch tuyên truyền tin giả mới nhất, nhằm gây chia rẽ phương Tây.

Có thể nói rằng kể từ năm 2019, khi ĐCSTQ được xác định là “đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ”, EU đã rời xa ĐCSTQ. Sự bùng nổ của đại dịch vào năm 2020 và cuộc chiến gần đây ở Ukraina đã làm cho EU hiểu sâu sắc hơn về ĐCSTQ và bắt đầu liên tục xác định và loại bỏ “sự lừa dối chiến lược” của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn đang sống trong giấc mộng cũ. Ví dụ, trước bài báo “Trung Quốc đang đi trên dây thăng bằng về vấn đề chiến tranh Ukraina” do cơ quan chống thông tin sai lệch của Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu đăng tải, phái đoàn Trung Quốc tại EU đã trả lời một cách cao ngạo, nói rằng bài báo đã cố tình bóp méo lập trường, chủ trương của họ và nhắc nhở những người liên quan không nên lựa chọn một cách mù quáng. Như mọi người đều biết, mắt của EU đã sáng lên, và chính ĐCSTQ cũng đang “mù quáng có chọn lọc”. Đó là số phận của ĐCSTQ khi tự mình bước xuống mương.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới