Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ mua những hòn đảo được cho là có vai trò chiến...

TQ mua những hòn đảo được cho là có vai trò chiến lược ở Thái Bình Dương

Các công ty Trung Quốc đang “lùng sục” khắp thế giới để mua lại những hòn đảo được cho là có vai trò chiến lược.

Năm 2019, Xu Changyu – Phó Chủ tịch tập đoàn Sâm Điền (China Sam) của Trung Quốc âm thầm thỏa thuận để thuê lại Tulagi – hòn đảo nhỏ với cảng nước sâu tự nhiên tại quần đảo Solomon – với thời hạn lên đến 75 năm. Nếu thỏa thuận này được tiến hành, nó sẽ bước tiến lớn của công ty Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương.

Thỏa thuận bị Bộ trưởng Tư pháp Solomon tuyên bố là bất hợp pháp nên không thể thực hiện. Nhưng vị phó chủ tịch China Sam vẫn không từ bỏ.

Tháng 10/2019, Thủ tướng quần đảo Solomon Manasseh Sogavare đến thăm Trung Quốc. Doanh nhân Xu đồng hành trên cả chuyến đi với nhà lãnh đạo này. Đến tháng 4/2020, Xu đăng ký cho China Sam trở thành nhà đầu tư nước ngoài ở quần đảo Solomon, xóa bỏ rào cản pháp lý đã khiến thỏa thuận trước đó không thực hiện được.

5 tháng sau, một lãnh đạo địa phương tại Solomon nhận bức thư được cho là từ AVIC International Project Engineering (công ty con của tập đoàn không gian và quốc phòng Trung Quốc). Trong thư, AVIC và China Sam nói mong muốn nghiên cứu “những cơ hội phát triển dự án hải quân và cơ sở hạ tầng cho hải quân Trung Quốc trên đất đã được thuê… với các quyền lợi độc quyền trong 75 năm”.

Những tin tức liên quan đến bức thư bị rò rỉ trên mạng xã hội vào tháng 7/2021 và chính quyền địa phương đã phải lên tiếng rằng họ chưa đồng ý với thỏa thuận nào cả.

Bên cạnh lợi ích kinh doanh, những nỗ lực táo bạo không ngừng nghỉ của công ty Trung Quốc làm dấy lên lo ngại rằng mục đích thực sự của các dự án có thể liên quan đến việc Bắc Kinh muốn tiếp cận và thực hiện tham vọng địa chính trị ở khu vực. Công chúng và một số đồng minh phương Tây của Solomon đã cho rằng Bắc Kinh có thể đang muốn xây dựng căn cứ quân sự, tại địa điểm từng là nơi đóng quân của hải quân Anh, Nhật và Mỹ.

China Sam là công ty sản xuất vũ khí và được cho là có mối liên hệ với bộ quốc phòng Trung Quốc. Trong một số trường hợp khác, mối liên hệ giữa các công ty Trung Quốc với chính phủ khó xác định và phức tạp hơn, dù mức độ tham vọng của các dự án khai thác đất thì không đổi.

Nhìn chung, theo các chuyên gia, xu hướng này có một số đặc điểm khá rõ.

Thuê dài hạn hoặc mua lại

China Sam chỉ là một trong số các công ty Trung Quốc đang cố gắng lùng sục toàn cầu để có được một mảnh đất chiến lược. Phần lớn các nhà đầu tư Trung Quốc ít tiếng tăm đã đưa ra đề xuất thuê dài hạn hoặc cố gắng mua lại nhiều khu đất ở các vị trí nhạy cảm. Trong một số trường hợp, mảnh đất gần với các đồng minh của Mỹ hoặc các cơ sở quân sự, nằm trên những hòn đảo dọc các tuyến đường biển hoặc eo biển quan trọng.

Các nước dần có ấn tượng là những công ty tư nhân này đang “mở đường” cho chính phủ Trung Quốc.

Khi cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng gia tăng, Mỹ và các đồng minh cũng cố gắng tìm cách đối phó với mối quan hệ kiểu công-tư kiểu này. Theo các chuyên gia, phương Tây từng duy trì sự ảnh hưởng ở các đảo Thái Bình Dương bằng cách yêu cầu các quốc đảo trong khu vực không nhận viện trợ từ Liên Xô cũ, nhưng giờ cách tiếp cận này sẽ không hiệu quả với Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới