Saturday, April 20, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnLiệu TQ có khủng hoảng như Nhật vào năm 1980 không?

Liệu TQ có khủng hoảng như Nhật vào năm 1980 không?

Nhiều yếu tố kinh tế cho thấy Trung Quốc sẽ sớm phải trả giá giống như Nhật Bản những năm 1980. Nhật Bản đã trải qua ‘hai thập kỷ mất mát’, sau đó dần phục hồi. Nhưng Trung Quốc thì khác.

Một người đàn ông xem thông tin về tiền tệ được dán trên cửa sổ của một ngân hàng ở Bắc Kinh hôm 20/07/2018.

Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã cắt giảm 25 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc. PBoC tuyên bố chính thức rằng một khoản tiền trị giá 530 tỷ nhân dân tệ, tương đương 83 tỷ USD, sẽ được giải phóng. Con số này có vẻ rất lớn. Hãy tưởng tượng, nếu không có bất kỳ hoạt động cắt giảm lãi suất hoặc in thêm tiền nào, việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc như vậy có thể tạo ra thêm 20% GDP của quý I/2022. Nhưng GDP mới được công bố chỉ tăng 1,3% theo quý; thậm chí cả mức tăng của GDP danh nghĩa vẫn ở mức thấp hơn nhiều 20%.

Mà có lẽ chúng ta không nên quá để ý đến sự khác biệt kể trên. Rốt cuộc, không có con số nào được Trung Quốc công bố chính thức mà đáng tin cậy. Tuy nhiên, những con số không đáng tin cậy ấy cũng phản ánh được xu hướng giảm đều đều theo thời gian. Xu hướng giảm của hầu hết các con số kinh tế xảy ra cùng lúc với cuộc khủng hoảng nợ cho thấy một loạt các biện pháp lãi suất thấp là cần thiết. Tuy vậy, điều này rất khó thực hiện trong bối cảnh toàn cầu thắt chặt chính sách tiền tệ, bởi việc nới lỏng cục bộ sẽ thúc đẩy dòng vốn chảy ra ngoại quốc. Do đó, cách duy nhất là tỏ ra về mặt hình thức chứ không hành động thực tế; tức là giả vờ nới lỏng thay vì nới lỏng thực sự.

Nếu việc nới lỏng tiền tệ là thực, sẽ có một con số không nói dối. Đó là cơ sở tiền tệ (Monetary Base – M0). Xu hướng tăng trưởng M0 (theo năm) cho thấy kể từ năm 2014, Trung Quốc đã không thực sự nới lỏng chính sách tiền tệ. Năm 2004 và 2010, các khoản cho vay đã tăng hơn 20%, chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản. Nhưng hàng loạt vụ vỡ nợ của các nhà phát triển bất động sản trong vài năm qua đã đưa ra cảnh báo rõ ràng cho PBoC rằng việc nới lỏng không thể được thực hiện như trước. Ngoại trừ năm 2020 với sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng M0 vẫn ở mức thấp.

Còn một vấn đề phức tạp hơn, Trung Quốc có thể đã rơi vào bẫy thanh khoản mặc dù lãi suất vẫn còn xa mức 0. Điều này có thể dễ dàng được nhận ra khi tăng trưởng M0 không thay đổi trong khi tăng trưởng cho vay giảm trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến nay (phần đóng khung trên biểu đồ). Hơn nữa, áp lực lạm phát nhìn chung vẫn ở mức thấp. Quá khứ đã chứng kiến mối tương quan chặt chẽ giữa ba con số; nhưng hiện tại không còn nữa. Việc in tiền đều đặn, cùng với tốc độ tăng trưởng cho vay giảm và lạm phát giảm, thì số tiền dư thừa phải chảy ra hoặc phải được sử dụng để trả nợ.

Nếu được quản lý bởi bàn tay vô hình – một thuật ngữ được nhà kinh tế học Adam Smith sử dụng để mô tả cơ chế của kinh tế thị trường và sự vận hành của nền kinh tế, thì lạm phát thấp sẽ tạo thêm dư địa cho lãi suất thấp. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là vốn sẽ chảy ra theo lý thuyết ngang bằng lãi suất (Interest Rate Parity) – nó phù hợp với quan điểm của bàn tay vô hình là vốn sẽ di chuyển từ nơi xấu sang nơi tốt hơn. Mặt khác, nếu PBoC không can thiệp, thì bàn tay vô hình sẽ đẩy lãi suất tăng lên trong bối cảnh tín dụng xấu như ở Trung Quốc hiện tại. Việc không sẵn sàng cho vay như vậy sẽ dẫn đến suy thoái mạnh hơn nhưng phục hồi sớm hơn. Chính quyền Trung Quốc rõ ràng là đang không muốn phương án lãi suất cao.

Vậy thì, cái kết của Trung Quốc sẽ giống như Nhật Bản: Các vụ vỡ nợ liên tiếp xảy ra trong thời gian dài, mọi lĩnh vực đều tăng trưởng thấp. Nhật Bản ‘giàu có’ (tính theo GDP bình quân đầu người) đã mất hai đến ba thập kỷ để sửa chữa tình trạng ấy; vậy Trung Quốc ‘nghèo’ sẽ mất bao lâu?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới