Tuesday, April 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNếu Mỹ muốn chặn TQ ở Myanmar thì phải làm gì?

Nếu Mỹ muốn chặn TQ ở Myanmar thì phải làm gì?

Trong khi thế giới đang hợp lực lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, thì Bắc Kinh lại không ngừng cản trở các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ bằng cách hỗ trợ chính quyền Miến Điện.

Một phần của cửa khẩu Trung Quốc-Miến Điện ở Muse ở bang Shan, Miến Điện, vào ngày 5/7 /2021.

Vào tháng 2/2021, quân đội Miến Điện đã lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), do người đoạt giải Nobel, bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Sau hơn 5 thập kỷ chiến tranh và đàn áp, cuối cùng người dân Miến Điện (còn gọi là Myanmar) đã không chịu nổi và quyết định cầm vũ khí chống lại chính quyền.

Liên Hợp Quốc đã xác nhận, đất nước đang trong tình trạng nội chiến đã bị thường dân Miến Điện hợp lực với các đội quân dân tộc khác nhau và nổi dậy chống lại chính phủ quân sự.

Vào ngày 2/4, ĐCS Trung Quốc cam kết đứng về phía quân đội “bất kể tình hình thay đổi như thế nào”.

Ảnh hưởng của ĐCS Trung Quốc ở Miến Điện

Trung Quốc là nguồn đầu tư và là đối tác thương mại lớn nhất của Miến Điện. Dưới thời chính quyền Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD), Miến Điện tăng cường bảo vệ mối quan hệ với Trung Quốc, chấp nhận một số khoản đầu tư và viện trợ trong khi hạn chế ảnh hưởng của ĐCS Trung Quốc ở nước này.

Hàng rào bảo hiểm này đã sụp đổ dưới thời chính quyền quân sự, khi chỗ đứng của Trung Quốc ngày càng mở rộng. ĐCS Trung Quốc dường như đã thực hiện một cách tiếp cận “toạ sơn quan hổ đấu” trong phần lớn thời gian của năm 2021 để xác định liệu Chính phủ thống nhất quốc gia hay chính quyền sẽ giành chiến thắng. Bây giờ thì câu trả lời đã rõ ràng.

Bắc Kinh đã khởi động lại Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC), một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) – còn được gọi là “Một vành đai, một con đường”, chạy từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến thị trấn Kyaukphyu của Miến Điện. Việc khôi phục sáng kiến ​​này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương.

Vào ngày 22/12/2021, chính quyền quân sự của Miến Điện thông báo rằng họ sẽ sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong thương mại biên giới với Trung Quốc bắt đầu từ năm 2022. Động thái này được thực hiện vì Miến Điện đang thiếu hụt ngoại tệ và đồng đô la Mỹ, và nó phục vụ cho ĐCS Trung Quốc với mục tiêu quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Vào tháng 3, ĐCS Trung Quốc và chính phủ Miến Điện đã ký một thỏa thuận cho một nhà máy khí đốt tự nhiên lỏng (LNG) mới. Điều này làm gia tăng sự phụ thuộc kinh tế của Miến Điện vào Trung Quốc, đồng thời giúp Trung Quốc tránh vận chuyển LNG qua eo biển Malacca, nơi do Hạm đội 7 của Mỹ tuần tra.

ĐCS Trung Quốc không chỉ hỗ trợ quân đội về mặt kinh tế mà còn về mặt quân sự. Trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh kêu gọi các nước khác ngừng bán vũ khí cho quân đội, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc xác định rằng quân đội Miến Điện đang mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.

Vào ngày 18/6/2021, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc, kêu gọi các thành viên Liên Hợp Quốc ngừng vận chuyển vũ khí đến Miến Điện. Một phiên bản ràng buộc của nghị quyết này đã bị cả Trung Quốc và Nga chặn. Vào tháng 12/2021, chính quyền quân sự trở thành chế độ đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp nhận tàu ngầm của Trung Quốc.

Vào ngày 1/4, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin của quân đội Miến Điện tại Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã sau đó đưa tin, ông Vương đã gặp “người đồng cấp” của mình, một tín hiệu cho thấy ĐCS Trung Quốc hiện chính thức công nhận quân đội chính thức là chính phủ chính thức của Miến Điện.

Kết quả của cuộc họp, ĐCS Trung Quốc đã cấp cho chính phủ quân sự Miến Điện 100 triệu USD viện trợ kinh tế và một lãnh sự quán mới ở Trung Quốc. ĐCS Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ giúp chính quyền phản đối các lệnh trừng phạt. Các kế hoạch bổ sung đã được thực hiện để cùng thúc đẩy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) và để Miến Điện đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác Lancang-Mekong, bao gồm Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ

“Chúng tôi chỉ yêu cầu Trung Quốc không hỗ trợ quân đội khủng bố và không hợp pháp hóa chúng”, ông Zin Mar Aung, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) lưu vong của Miến Điện, nói với các phóng viên hôm 15/3.

Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác đã đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại chính quyền quân sự Miến Điện, bao gồm cả việc đóng băng tài sản mà chính phủ nắm giữ tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đang bị phá bỏ do Singapore và Trung Quốc từ chối đóng băng tài sản hoặc ngừng đầu tư thêm vào nước này.

Vào ngày 20/3, chính quyền ông Biden chính thức xác định hành động giết người Hồi giáo Rohingya của quân đội chính phủ là hành động diệt chủng.

Tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng Antony Blinken đã gặp các quan chức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để yêu cầu họ giúp chấm dứt bạo lực do quân đội gây ra ở Miến Điện.

Vào ngày 5/8/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã nói chuyện với chính phủ lưu vong của Miến Điện, Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), về cách thức đưa Miến Điện trở lại con đường dân chủ.

Hoa Kỳ phải chống lại ảnh hưởng của ĐCS Trung Quốc ở Miến Điện

Hoa Kỳ đã bị phân tâm nhiều bởi cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong bối cảnh như thế này, nếu Hoa Kỳ không giải quyết tình hình ở Miến Điện, thì ĐCS Trung Quốc sẽ hợp tác với nước này về mặt kinh tế và chính trị.

Bằng cách tiếp cận Ấn Độ Dương, ĐCS Trung Quốc sẽ có thể làm suy yếu sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ và cũng đe dọa Ấn Độ. Mối quan hệ của Ấn Độ với Nga là một điểm mấu chốt trong việc ‘lôi kéo’ Ấn Độ về phe Mỹ.

Vì cả Ấn Độ và Hoa Kỳ đều có chung lợi ích trong việc chống lại ĐCS Trung Quốc ở Miến Điện, đây có thể là một mục tiêu chung giúp hai nước củng cố quan hệ đồng minh.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới