Thursday, April 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnĐiện Kremlin bác bỏ tuyên bố Tổng thống Putin sẽ chính thức...

Điện Kremlin bác bỏ tuyên bố Tổng thống Putin sẽ chính thức tuyên chiến với Ukraine vào ngày 09/05

Hôm 04/05, Điện Kremlin đã bác bỏ tuyên bố rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức tuyên chiến với Ukraine vào ngày 09/05, sau khi các hãng thông tấn đưa ra tuyên bố này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phía trước) và người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tham dự phiên họp của Hội đồng những người đứng đầu Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) ở Sochi vào ngày 11/10/2017.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào tháng Hai, Tổng thống Nga Putin và các quan chức Nga khác đã mô tả cuộc xung đột này là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Tuy nhiên, trong tuần này các hãng thông tấn đã suy đoán rằng một sắc lệnh chiến tranh chính thức — có thể đòi hỏi sự huy động quân đội Nga trên quy mô lớn hơn — có khả năng sẽ được công bố vào ngày 09/05, là “Ngày Chiến thắng”, ngày mà Nga kỷ niệm sự đầu hàng của các lực lượng Đức Quốc xã vào những năm cuối của Chiến tranh thế giới thứ II.

Phát ngôn viên chính của Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên: “Điều này thật vô lý”. Ông nói rằng mọi người không nên nghe những lời đồn đoán rằng có thể sẽ có một quyết định về một cuộc tổng động viên.

Tổng thống Putin đã sử dụng các bài diễn văn của Ngày Chiến thắng trước đó để chọc tức phương Tây và phô diễn sức mạnh của các lực lượng vũ trang Nga thời hậu Xô Viết.

Trong khi đó, hôm 04/05, Liên minh Châu Âu (EU) đã đề nghị các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất đối với Nga, bao gồm một lệnh cấm vận dầu mỏ theo từng giai đoạn. Ủy ban Châu Âu (EC) đã thông báo rằng, họ sẽ loại bỏ dần nguồn cung cấp dầu thô của Nga trong vòng sáu tháng và các sản phẩm tinh chế vào cuối năm nay.

Nếu kế hoạch này được các chính phủ thuộc Liên minh Châu Âu đồng ý, thì đây có thể là sự trừng phạt kinh tế nặng nề nhất đối với Moscow, quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất cảng dầu khí.

Trong một loạt bài đăng trên Twitter, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen viết: “Cuối cùng, chúng tôi hiện đang đề nghị một lệnh cấm đối với dầu của Nga. Hãy để tôi nói rõ: việc này sẽ không dễ dàng gì. Nhưng chúng ta chỉ đơn giản là phải cố gắng hoàn thành nó. Chúng tôi sẽ bảo đảm rằng chúng ta loại bỏ dầu của Nga một cách có trật tự. Để tối đa hóa sức ép đối với Nga, đồng thời giảm thiểu tác động đến nền kinh tế của chúng ta”.

“Chúng tôi muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, quá nhiều thứ phải được tái thiết. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị bắt đầu thực hiện một gói khôi phục đầy tham vọng cho những người bạn Ukraine của chúng ta. Gói này nên mang lại khoản đầu tư lớn để đáp ứng nhu cầu và những cải cách cần thiết”.

Ông Putin đã nói rằng, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ ở Ukraine là cần thiết vì Hoa Kỳ đang sử dụng Ukraine để đe dọa Nga. Ông cũng cho biết, chiến dịch này là cần thiết để ngăn chặn cuộc đàn áp những người nói tiếng Nga ở Ukraine. Nhưng Ukraine khẳng định rằng họ đang chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc Nga và những tuyên bố của ông Putin về tội ác diệt chủng là không đúng sự thật.

Liên minh Châu Âu đề xuất cấm nhập khẩu dầu của Nga

Gói trừng phạt thứ 6 này gồm các biện pháp: cấm nhập khẩu dầu từ Nga và nhắm mục tiêu vào ngân hàng lớn nhất và các hãng truyền thông lớn của Nga, liên quan việc nước này phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Bà Ursula von der Leyen đã đề xuất với các quốc gia thành viên EU phương án loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu thô từ Nga trong vòng sáu tháng và nhập các sản phẩm tinh chế từ Nga vào cuối năm nay.

Sắc lệnh trừng phạt ông Putin ký cũng cấm xuất khẩu các sản phẩm và nguyên liệu thô và tinh chế do Nga sản xuất, khai thác cho các cá nhân và thực thể nằm trong danh sách trừng phạt.

Ông Putin xem việc Mỹ và các đồng minh áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử hiện đại đối với Nga và giới kinh doanh ưu tú của Moscow sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine ngày 24/2 là lời tuyên chiến kinh tế, và nhiều lần cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả tương xứng.

Trong ngày 3/5 Nga có phản ứng kinh tế cứng rắn là cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, đồng thời yêu cầu một kế hoạch thanh toán mới với các khách hàng khí đốt ở châu Âu.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới