Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đang tạo làn sóng chạy đua vũ trang

TQ đang tạo làn sóng chạy đua vũ trang

Với tham vọng bành trướng trên Biển Đông và gây căng thẳng trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã liên tục tăng ngân sách quốc phòng. Không những thế, để đối phó với chiến lược Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương của Mỹ, Trung Quốc còn tìm mọi cách để có sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương.

Trung Quốc làm khuấy động cuộc chạy đua vũ trang trên Biển Đông

Gần đây Trung Quốc còn tìm cách vươn xa về phía Nam Thái Bình Dương. Trung Quốc đã ký hiệp ước an ninh với quốc gia Solomon. Ngày 24.4 Thủ tướng Úc Scott Morrison cho rằng việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Solomon sẽ là “nằn ranh đỏ” đối với Úc và Mỹ.

Để phục vụ cho tham vọng trên, Trung Quốc buộc phải đầu tư vào việc xây dựng tàu sân bay, hiện đại hải quân, không quân… Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc gia tăng hàng năm. Giai đoạn từ 2011 đến 2020 trong khi Mỹ giảm 10% ngân sách quốc phòng thì Trung Quốc lại tăng chi tiêu quân sự lên 76%. Năm 2022 theo tờ Hoàn Cầu đưa tin Trung Quốc vừa công bố tăng ngân sách quốc phòng lên 7,1% so với năm 2021, đạt mức 1450 tỉ nhân dân tệ (tương đương 230 tỷ USD). Hiện tại, chi tiêu quân sự của Trung Quốc là thứ 2 thế giới sau Mỹ. Ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chi tiêu quân sự của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với bất kỳ nước láng giềng nào.

Việc Trung Quốc liên tục gia tăng ngân sách quốc phòng đã lôi kéo nhiều nước cũng phải gia tăng để đối phó với Trung Quốc. Trước hết là Mỹ, năm 2022 cũng đã phải tăng ngân sách quốc phòng lên 2% so với năm 2021.

Tiếp theo đó là các nước ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông đã tăng ngân sách quốc phòng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và tất cả các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Việc Trung Quốc liên tục gia tăng ngân sách quốc phòng và có các hoạt động quân sự ở hai khu vực nêu trên như tàu chiến áp sát đảo Điếu Ngư, máy bay vào không phận Đài Loan đã tạo lên làn sóng chạy đua vũ trang. Chi tiêu cho quốc phòng lớn trong khi các nước đang phải đối phí với đại dịch Covid-19 đã làm chậm sự phát triển kinh tế của các nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ, EU và Nga đang đối đầu nhau trong cuộc chiến ở Ukraine thì Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động quân sự ở Thái Bình Dương đã buộc các nước phải tăng cường lực lượng quốc phòng để đối phó với Trung Quốc.

Có thể khẳng định chính Trung Quốc đang kéo các nước vào việc chạy đua vũ trang, ảnh hưởng đến an ninh ở khu vực và đời sống của nhân dân các nước.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới