Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnVì sao ngày càng nhiều binh sĩ Ukraina buông súng 

Vì sao ngày càng nhiều binh sĩ Ukraina buông súng 

Ngày càng xuất hiện tin tức binh sĩ Ukraine lựa chọn từ chối tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, buông súng đầu hàng hoặc rời bỏ hàng ngũ khi lực lượng Nga đang áp đảo lực lượng Ukraine tại chiến trường rộng lớn ở Donbass.

Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 115 của Ukraine đã đăng video tuyên bố từ chối chiến đấu vì thiếu sự bảo vệ và không được cung cấp các trang thiết bị vũ khí cần thiết.

Sự khốc liệt tại Donbass: Vượt quá giới hạn sức chịu đựng
Với việc truyền thông dòng chính phương Tây liên tục lặp lại tuyên truyền rằng, một Ukraine Tự do đang chiến đấu với nước Nga độc tài xâm lược để bảo vệ nền dân chủ của mình, đã khiến một nhóm dân tộc cực đoan, bao gồm các tiểu đoàn tân phát xít như Azov đã được bình thường hóa và thậm chí được “tôn vinh” như những anh hùng.

Việc này có lẽ đã tác động đến ‘lý tưởng” của hàng nghìn chiến binh nước ngoài và thu hút họ đến Ukraine để chiến đấu. Nhiều người trong số họ không được đào tạo và thiếu kinh nghiệm quân sự, đã gây ra những khó khăn nhất định cho các chỉ huy quân đội Ukraine – những người phàn nàn rằng, lính đánh thuê nước ngoài không giúp ích gì nhiều cho họ trên chiến trường.

Cũng giống như lực lượng dân quân tình nguyện Ukraine, hầu hết các chiến binh đánh thuê nước ngoài đều bị điều đến các điểm nóng giao tranh ác liệt, trong đó có Donbass. Thậm chí cả tay súng thiện xạ như Wali cũng bị điều đến vùng chiến sự quá khốc liệt này, và anh đã từ chối chiến đấu để trở về nước.

Ngay cả những chiến binh nước ngoài dày dặn kinh nghiệm chiến đấu như Kevin (30 tuổi) người Mỹ cũng nói rằng, anh “cảm thấy như già đi 5 tuổi trong ba tháng chiến đấu ở Ukraine”.

Ngày 24/5 vừa qua, CNN có bài viết tiêu đề: ​​”Cựu quân nhân Mỹ hiện đang chiến đấu ở Ukraine kể về những ngày bị mắc kẹt trong ‘ngôi nhà kinh hoàng”. Trong đó nhân vật mang bí danh Kevin kể rằng, dù từng là lính đặc nhiệm chống khủng bố cấp cao của Mỹ, đã từng chiến đấu ở chiến trường Iraq và Afghanistan, nhưng tại Ukraine anh đã phải đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt nhất trong cuộc đời. Kevin gọi đó là một “sự điên rồ ngay từ đầu”, và “giống như một bộ phim”.

Kevin nói rằng, lần đầu tiên trong đời anh phải đối mặt với một “kẻ thù được trang bị tốt hơn”. Trong khi Kevin và đồng đội chỉ có “súng nhỏ” và “xe bán tải”, nhưng lại phải đối chọi với lực lượng Nga có “xe tăng, “máy bay trực thăng, máy bay phản lực”. Thêm nữa, các chiến binh nước ngoài này còn phải hứng chịu các trận pháo kích hạng nặng liên tiếp của lực lượng Nga. Họ thực sự “bị sốc” và đang phải trải qua “những cơn ác mộng”, dù đã từng tham chiến ở Afghanistan, Iraq hoặc Syria.

CNN viết: “Ngày này qua ngày khác, Kevin và đồng đội đi tới ngưỡng giới hạn của sức chịu đựng. Sau đó ngày hôm sau lại tới, lại thêm mệnh lệnh mới, một sứ mệnh mới, và họ thấy mình bị kẹt lại…Đối mặt với thực tế của trận chiến, nhiều chiến binh nước ngoài đã quyết định ra đi”.

Tính đến ngày 16/4, theo số liệu của Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk, có khoảng 6.800 chiến binh nước ngoài đến từ 63 quốc gia. Trong số này, hơn 1.000 chiến binh đã thiệt mạng, hơn 900 người rời bỏ khỏi Ukraine. Theo trang Facebook của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đến ngày 6/3, chính quyền Kiev đã nhận được hơn 20.000 đơn đăng ký từ công dân nước ngoài.

Tất cả những điều trên cho thấy hai vấn đề nổi cộm:

Tinh thần chiến đấu của các binh sĩ chính quy, dân quân tình nguyện Ukraine, cùng các chiến binh nước ngoài đang sa sút, đặc biệt ở các mặt trận khốc liệt như Donbass.
Nhiều binh sĩ không nhận được bất kỳ vũ khí mới nào và thường chỉ được trang bị súng hạng nhẹ.
Câu hỏi đặt ra là: Ukraine liên tục nhận vũ khí viện trợ từ NATO, EU và đặc biệt là Mỹ (với số tiền tài trợ lên tới gần 14 tỉ chưa tính đến gói bổ sung 40 tỉ đô la). Ngoài việc một số lô vũ khí bị Nga phá hủy ngay khi chuyển tới lãnh thổ Ukraine, số còn lại đang ở đâu?

“Hố đen” Ukraine: Mỹ bất lực nhìn vũ khí viện trợ “mất dấu”
Những ngày tới có lẽ là thời điểm để quyết định “số phận” của cả hai phía trong cuộc chiến giành Donbass. Và kết quả Thắng-Bại sẽ xác định lợi thế và hướng đi trên bàn đàm phán của cả Nga lẫn Ukraine.

Đối mặt với những bất lợi trong trận chiến mới có phần khốc liệt này, Tổng thống Ukraine đã bày tỏ nỗi thất vọng với Mỹ và đồng minh vì không đáp ứng yêu cầu cung cấp những loại vũ khí hiện đại hơn, uy lực hơn, như tiêm kích, xe tăng hay pháo hạng nặng… Ông cho rằng những lời hứa của phương Tây là “rỗng tuếch”, và NATO “chẳng làm gì cả” vì không nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Trả lời CNN, Tổng thống Zelensky nói: “Tôi không tin thế giới này. Chúng tôi không tin những lời nói. Sau sự leo thang của Nga, chúng tôi không tin các nước láng giềng của mình. Chúng tôi không tin tất cả những điều này.”

“Niềm tin duy nhất ở đó là niềm tin vào chính chúng ta, …. và niềm tin rằng các quốc gia sẽ hỗ trợ chúng ta không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động của họ. Thực sự, mọi người đều đang nói về điều này, nhưng quý vị có thể thấy, không phải ai cũng có gan”.

Có thể nói tính đến thời điểm này, chính quyền của Tổng thống Joe Biden là hỗ trợ tích cực nhất, với các lô hàng tiếp tế liên tiếp được chuyển tới Ukraine qua biên giới Ba Lan.

Tuy nhiên, các lô vũ khí này không chỉ đối mặt với việc bị lực lượng Nga phá hủy, mà ngay cả khi viện trợ vũ khí của phương Tây đang dồn dập đổ vào Ukraine, Mỹ cũng không rõ số khí tài này sẽ đi đâu về đâu, và có được sử dụng trên chiến trường hay không khi thực tế cho thấy binh sĩ Ukraine đang bị thiếu thốn?

Theo CNN, Mỹ không có cách nào để theo dõi các lô vũ khí viện trợ cho Ukraine, và lo ngại số khí tài này sẽ rơi vào tay các nhóm vũ trang khác. Với hàng tỷ đô la vũ khí và thiết bị đổ vào Ukraine, chính quyền Biden đã tính đến nguy cơ “một số vũ khí trong số đó có thể rơi vào tay các quân đội và dân quân khác mà Mỹ không có ý định trang bị”.

Một quan chức Mỹ nói:” Chúng tôi nắm được tình hình chính xác trong thời gian ngắn, nhưng khi chúng được chuyển vào vùng “sương mù” chiến tranh thì gần như không còn thông tin gì. Nó giống như một cái hố đen”.

Một quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận: “Tôi không thể cho bạn biết chúng (vũ khí) đang ở đâu ở Ukraine và liệu người Ukraine có đang sử dụng chúng vào thời điểm này hay không”. “Họ không cho chúng tôi biết số đạn họ bắn ra và vào lúc nào. Chúng tôi có thể không bao giờ biết chính xác họ đã sử dụng chúng ở mức độ nào”.

Không những vậy, các quan chức Mỹ và NATO thừa nhận đã phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tin do Ukraine cung cấp. Họ cho biết chính quyền Kiev chỉ cung cấp những thông tin để giúp nhận được thêm nhiều viện trợ hơn và nhận được sự hỗ trợ ngoại giao nhiều hơn.

Một nguồn tin tình báo Mỹ cho biết: “Trong xung đột, mọi thứ họ (Ukraine) nói và làm công khai đều được thiết kế để giành lợi thế. Mọi thông cáo, mọi cuộc phỏng vấn, mọi lần xuất hiện của Tổng thống Volodymyr Zelensky đều là chiến dịch thông tin”.

Bất chấp người dân Mỹ đang phải vật lộn với lạm phát cao kỷ lục, chính quyền Joe Biden vẫn tiếp tục đổ tiền vào “hố đen” này với khoản bổ sung mới lên tới 40 tỉ đô la, dù biết “rủi ro nhưng vẫn chấp nhận”. Điều này càng đẩy cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lên một tầm cao mới.

Ngày 19/5 vừa qua, truyền thông dòng chính Mỹ là tờ New York Times – vốn thường xuyên ủng hộ các chính sách của Tổng thống Joe Biden, đã thẳng thắn nhìn nhận cuộc xung đột tại Ukraine qua bài viết có tiêu đề: “Cuộc chiến ở Ukraine đang trở nên phức tạp, và nước Mỹ chưa sẵn sàng”, gồm một số ý sau:

  1. Không có sự rõ ràng về mục tiêu và chiến lược của Mỹ, Nhà Trắng “gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh lâu dài trên lục địa Châu Âu”;
  2. “Một chiến thắng quân sự quyết định của Ukraine trước Nga, với việc Ukraine giành lại toàn bộ lãnh thổ mà Nga đã chiếm từ năm 2014, là không thực tế”;
  3. “Nếu xung đột dẫn đến đàm phán, các nhà lãnh đạo Ukraine sẽ phải đưa ra những quyết định đau đớn về lãnh thổ”.

Tờ New York Times đã đưa ra những nhận định trên cho thấy, cơ hội chiến thắng cho Ukraine là rất ít trong cuộc xung đột – được cho là lớn nhất ở châu Âu kể từ sau năm 1945 này.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới