Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ tiến sâu vào Nam Thái Bình Dương, Washington phải biết sốt...

TQ tiến sâu vào Nam Thái Bình Dương, Washington phải biết sốt ruột!

Hôm 1/6 Biendong.net đã đăng bài Một ván cờ hòa. Bài báo này nói rõ, Trung Quốc coi cuộc gặp của Ngoại trưởng Ngoại giao Trung Quốc với những người đồng cấp tại Fiji tuy không thành công nhưng đã đạt được những thỏa thuận khung.

Thật ra thì Bắc Kinh đã thất bại khi không thuyết phục được các nước ở Nam Thái Bình Dương – một khu vực có ý nghĩa quân sự chiến lược quan trọng – ký kết thỏa thuận an ninh chung. Mục tiêu hội nghị là ký kết được một thỏa thuận mà Bắc Kinh đã đề xuất trước đó: tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, như kinh tế, như lập bản đồ đáy biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên, và nhất là huấn luyện lực lượng an ninh và an ninh mạng…

Tuy thất bại nhưng Trung Quốc vẫn cố tình tuyên truyền rằng, có một số vấn đề đã cơ bản nhất trí nhưng cần thảo luận thêm. Đồng thời, công bố một bản “tuyên bố lập trường” về quan hệ với Nam Thái Bình Dương, bao gồm “tầm nhìn” 15 điểm, cũng như 24 cam kết cụ thể. Cách nói thác đi này người Tầu nói rằng, biết cách uốn lưỡi chuyển bại thành thắng.

Hội nghị tại Fiji hôm 30/05 nhằm đi đến một thỏa thuận an ninh mà Trung Quốc đề xuất đã hoàn toàn phá sản. Các quốc đảo khu vực này cho rằng, Bắc Kinh với tư tưởng cố hữu “Đại Hán” đã xem thường họ quá, có lẽ nước này cho rằng, diện tích lãnh thổ của các quốc đảo quá nhỏ, dân số lại không bằng một tỉnh nhỏ của trung Quốc nên đã xem thường (!).

Về điều này, ngài thủ tướng của Samoa đã tuyên bố thẳng thừng: Trước khi thông quan thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, chúng tôi cần thảo luận văn kiện này ở cấp toàn khu vực.

Vì sao thỏa thuận về an ninh của Trung Quốc bị từ chối? Báo Le Monde, Pháp, hôm 31/5 đăng bài: “Nam Thái Bình Dương từ chối ràng buộc vận mệnh của mình vào Bắc Kinh”. Bài báo cho rằng, việc thỏa thuận an ninh với Trung Quốc bị từ chối là một thất bại bất ngờ của ngành ngoại giao Trung Quốc. Lâu nay Bắc Kinh luôn coi mình ở thế thượng phong, tưởng dễ dàng áp đặt thế thống trị “đại quốc” lên các nước nhỏ.

Điều khiến Bắc Kinh cay cú hơn là, để gây thêm sức ép, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi đến hội nghị một thông điệp ca ngợi “tình hữu nghị giữa chúng ta” và bảo đảm: Bắc Kinh luôn luôn là người anh em tốt đối với các đảo quốc Thái Bình Dương. Nhưng Thái Bình Dương của thế kỷ XXI đã khác xa thời chiến tranh lạnh. Các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương nhất loạt tuyên bố không chấp nhận “tầm nhìn phát triển chung” mà Bắc Kinh đề xuất.

Ngoài Micronesia, các nước Papua New Guinea và Samoa (cũng như Palau, quốc gia công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao và không được mời tham dự cuộc họp) đều phản đối ý đồ của Trung Quốc. Cuối cùng, “có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ”, Trung Nam Hải không còn cách nào khác, nở nụ cười héo hắt với một thỏa thuận liên quan đến ba lĩnh vực chả liên quan gì đến an ninh: nông nghiệp, biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo.

Tuy tạm thời yên tâm với kết quả hội nghị. Vậy là các đảo quốc NamThái Bình Dương đã né được đòn hiểm của Trung Quốc. Tuy nhiên, né chứ chưa phải tránh hẳn được. Điều lo ngại lớn hiện nay là cái Hiệp ước Trung Quốc-Solomon ít nhiều ảnh hưởng lớn đến an ninh khu vực.

Thật đáng lo ngại khi thỏa thuận Trung Quốc-Solomon có những quy định gây bất ổn về an ninh trong khu vực. Chẳng hạn, chính quyền Solomon “có thể, theo nhu cầu của họ, yêu cầu Trung Quốc cử cảnh sát, quân đội và các lực lượng vũ trang khác đến nước này để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, cung cấp viện trợ nhân đạo hoặc bất kỳ hình thức hỗ trợ nào khác”.

Thỏa thuận “hớ hênh” một cách cố ý này cho phép Trung Quốc, “theo nhu cầu của riêng mình, sẽ có thể cho tàu thuyền thực hiện các chuyến ghé cảng Salomon, tiếp tế hậu cần, thực hiện các chuyến dừng và quá cảnh. Các lực lượng phù hợp của Trung Quốc có thể được sử dụng để bảo vệ an toàn cho lao động và các dự án lớn của Trung Quốc ở quần đảo Solomon”.

Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố sẽ không đặt căn cứ quân sự tại Salomon, nhưng các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc sẽ chờ thời cơ thích hợp để lấn tới, giống như trước đây họ từng cam kết không quân sự hóa các đảo nhỏ ở Biển Đông, nhưng rồi họ đã làm khác hoàn toàn.

Đến hiện tại tình hình khu vực Nam Thái Bình Dương có điều gì đáng quan tâm? Theo chúng tôi, khu vực này đang trở thành đấu trường cạnh tranh giữa Trung Quốc một bên và bên kia là Úc, Mỹ cùng các đồng minh. Nếu phương Tây không có biện pháp quyết liệt nhằm liên kết các nước vốn trước đây nằm trong vùng ảnh hưởng của mình, thì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ chinh phục được khu vực của các đảo quốc.

Hôm 2/6, Đài VOA của Mỹ loan tin: Sean King, Phó chủ tịch Công ty tư vấn chính trị Park Strategies ở New York, cảnh báo: “Trung Quốc đang tiến vào Thái Bình Dương khi quần đảo Solomon và Kiribati trong những năm gần đây đã chuyển công nhận Bắc Kinh thay vì Đài Bắc. Thế nhưng, các cuộc đàm phán của Mỹ nhằm gia hạn thỏa thuận liên kết với Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia tiến triển rất chậm. Wasinghton cần phải biết sốt ruột!”.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới