Saturday, April 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThủy phi cơ AG600 của TQ, đe dọa an ninh trên Biển...

Thủy phi cơ AG600 của TQ, đe dọa an ninh trên Biển Đông

Chiến lược biển lâu dài của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông và khống chế Biển Hoa Đông, phá thế bao vây trên biển quanh Trung Quốc của Mỹ và các đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Thủy phi cơ AG600 của Trung Quốc.

Việc đầu tiên Trung Quốc thực hiện là tiến hành đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, tiếp đó là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cái khó của Trung Quốc là sau khi chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thì việc tiếp tế cho lực lượng đồn trú ở đây rất khó khăn. Muốn phát huy hiệu quả của các đảo này Trung Quốc đã bồi đắp thành căn cứ quân sự, đặc biệt là phải có đường băng để máy bay có thể cất hạ cánh thì mới có thể thực hiện nhanh việc tiếp tế, và cất cánh để máy bay khống chế được vùng biển rộng lớn này.

Đến nay Trung Quốc đã xây dựng đường băng ở 3 bãi đá Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập. Nhưng vấn đề đặt ra là với tầm bắn của tên lửa và tầm của máy bay đối phương có thể rất chính xác và nhanh chóng phá hủy đường băng thì máy bay của Trung Quốc từ đất liền ra và tại các đảo cũng không thể cất hạ cánh được. Đường băng dù đủ dài khi bị đánh phá cũng trở thành vô dụng.

Phương án tiếp theo của Trung Quốc là xây dựng các tầu sân bay. Tầu sân lực lượng mà các đế quốc đã phát huy tác dụng rất lớn trong chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu biểu là Nhật, Mỹ, Anh. Đến suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, tầu sân bay của Mỹ và Liên Xô đã khống chế các đại dương nhưng trong chiến tranh hiện nay với tầm bắn xa và sức công phá rất lớn của tên lửa, cộng với độ chính xác rất cao thì tầu sân bay rất dễ bị đánh chìm, hoặc chí ít sẽ phá hủy đường cất hạ cánh thì tầu sân bay cũng trở thành vô dụng. Hơn nữa vì hạn chế chiến đấu của đường cất hạ cánh nên máy bay cất cánh từ đây không thể mang nhiều vũ khí.

Để khống chế Biển Đông các máy bay của Trung Quốc khó có thể tác chiến ở cự ly xa. Năm 2020 Trung Quốc đã mua được tiêm kích Su-30 có thể bay liên tục 10 giờ ở Biển Đông và có thể bay đến tận bãi đá Xu Bi.

Với tất cả các khó khăn trên, trong nhiều năm qua Trung Quốc đã tập trung nghiên cứu chế tạo máy bay thủy phi cơ. Lợi thế của việc này là tất cả mặt biển đều là đường băng. Thủy phi cơ có thể cất hạ cánh ở bất cứ đâu, vừa tiếp tế nhanh chóng cho các đảo vừa có thể tác chiến nhanh chóng ở những nơi xa căn cứ hải quân của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đặc biệt nghiên cứu sản xuất loại thủy phi cơ chở quân đổ bộ để đưa quân đến các đảo một cách nhanh chóng. Trung Quốc đã sản xuất được AG600 là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới có khả năng chở được 30 binh sĩ cùng vũ khí với tàu bay 4.000km và tốc độ hành trình là 500km/giờ. Từ căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam, máy bay AG600 cho phép quân đội Trung Quốc chuyển quân và tiếp tế đồ quân dụng đến bất cứ đảo, thực thể nào trên Biển Đông.

Đây thực sự là loại máy bay gây lo lắng cho tất cả các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới