Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ có những chính sách kinh tế khó hiểu

TQ có những chính sách kinh tế khó hiểu

Các lãnh đạo Trung Quốc không thể dễ dàng thoát khỏi các vấn đề trong việc xử lý làn sóng COVID mới nhất, tác động của nó đối với chuỗi cung ứng, sự sụt giảm bất động sản và khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Điều đó đã dẫn đến sự chia rẽ công khai trong chính phủ Trung Quốc.

Trong cuộc họp ngày 29 tháng 4 của Bộ Chính trị do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, Hội đồng Nhà nước đã tránh các biện pháp cụ thể và tiếp tục dấn sâu vào màn kịch ổn định nền kinh tế.

Hai ngày trước đó, Financial Times (FT) đã đưa tin về một cuộc ‘đụng độ’ chính sách giữa người đứng đầu kinh tế Liu He và hai phó thủ tướng Han Zheng và Hu Chunhua. Trong khi Liu muốn giúp đỡ ngành công nghiệp bất động sản, các phó thủ tướng muốn “duy trì áp lực đối với các nhà phát triển.”

Chỉ vài ngày sau, FT báo cáo rằng chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng tìm giải pháp để đối phó với các lệnh trừng phạt tài chính tiềm tàng của Mỹ. “Không ai có thể nghĩ ra một giải pháp nào hết”, một người trong cuộc họp nói với FT. “Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc không được chuẩn bị cho việc đóng băng tài sản bằng đồng đô la hoặc bị loại trừ khỏi hệ thống nhắn tin SWIFT như Mỹ đã làm với Nga.”

Vào ngày 12 tháng 5, The Wall Street Journal đăng một câu chuyện nói rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thuyết phục ông Tập nới lỏng nhiều hạn chế của chính phủ đối với tài sản và các công ty công nghệ. Bài báo kết luận rằng “nỗi thất vọng với phong cách lãnh đạo của ông Tập đang ngày một lớn hơn.”

Rõ ràng, đang có một cuộc tranh luận về việc làm thế nào để tăng trưởng kinh tế mà không làm trầm trọng thêm bong bóng nợ vốn đã lớn của Trung Quốc. Bắc Kinh lo sợ về một vòng xoáy chết chóc không kiểm soát được đối với thị trường nhà ở, nó tương tự cuộc khủng hoảng thế chấp ở Mỹ. Nhưng có những vấn đề lớn hơn liên quan đến hướng đi của nền kinh tế và ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu mọi thứ trở nên tồi tệ.

Với chương trình thịnh vượng chung của mình, ông Tập coi trọng sự bình đẳng hơn là nền tảng cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ổn định tài chính đứng thứ hai, và tăng trưởng dường như chỉ đứng thứ ba. Nhưng giới lãnh đạo biết rằng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ gây ra nhiều vấn đề khác khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các công ty ngừng kinh doanh và các thị trấn phải vật lộn để chi trả cho các dịch vụ xã hội.

Giải pháp rõ ràng sẽ là cải cách kinh tế nhằm giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và chuyển của cải từ công nghiệp sang tiêu dùng. Tuy nhiên, ông Tập không muốn giảm bớt sự kiểm soát của nhà nước hoặc tham gia vào các cải cách cơ cấu lớn. Vì vậy, làm thế nào hệ thống có thể phân bổ tài nguyên?

Giải pháp là một thỏa hiệp chính trị. Bắc Kinh đã và đang thiết lập một gói kích thích tiết kiệm, với Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng Trung Quốc đang bổ sung thêm 90 nghìn tỷ nhân dân tệ (13,4 nghìn tỷ USD – tương đương gần một phần ba tổng sản phẩm quốc nội) vào nợ cho đến năm 2022.

Nhưng thay vì thông qua các khoản vay từ nhà nước và các ngân hàng chính sách, Trung Quốc đang dựa vào nợ của chính quyền địa phương và các công ty nhà nước địa phương. Thậm chí ngay cả khi đó, nó vẫn có thể không đủ để tạo ra tăng trưởng lớn, đó là những gì các nhà đầu tư đang hy vọng; nhưng ít nhất nó phải giữ cho nền kinh tế không rơi xuống vực.

Một trong những nhà phát hành trái phiếu lớn nhất là các công ty chính quyền địa phương. Nợ của họ dự kiến sẽ tăng từ 31 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2018 lên 66 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2023, khoảng 51% GDP. Hầu hết số tiền đang được hướng vào bất động sản và cơ sở hạ tầng, được thiết kế để tạo ra sự đột biến tăng trưởng nhanh chóng, song vẫn không khỏi hoài nghi về khả năng đóng góp thực tế vào tăng trưởng kinh tế.

Theo IMF, nợ của Trung Quốc có khả năng sẽ tăng thêm 14% nữa vào năm 2023. Đây là điều mà tôi gọi là “kích thích bóng tối” vì nó không trực tiếp từ chính quyền trung ương. Nếu kích thích không đến trực tiếp từ các ngân hàng nhà nước hoặc ngân hàng chính sách của Trung Quốc, thì nó sẽ tránh được vấn đề khiến chính quyền trung ương phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ mới.

Ngoài các chính quyền địa phương, các công ty nhà nước của Trung Quốc cũng đã được lệnh âm thầm can thiệp để hỗ trợ thị trường bất động sản, động cơ tăng trưởng chính của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đang làm điều này một cách khá chọn lọc, không ủng hộ các công ty tư nhân khủng hoảng nhất và tập trung vào các dự án sinh lời được coi là tốt nhất. Trái ngược với những gì một số nhà phân tích nói, đó không phải là một sự tiếp quản của nhà nước bằng bất kỳ biện pháp nào.

Thay vào đó, các khoản vay và trái phiếu mới nằm trên bảng cân đối của chính quyền địa phương và các công ty tư nhân. Do đó, kích thích được đẩy xuống các cấp thấp hơn, nơi tình hình chính trị lộn xộn với nợ vượt mức, các doanh nghiệp vỡ nợ và thất nghiệp gia tăng có thể thấy được từ nơi này đến nơi khác. Bắc Kinh hoàn toàn ‘rửa tay sạch bẩn’ và đổ lỗi cho chính quyền địa phương nếu có vấn đề phát sinh.

Các nhà quan sát phương Tây có thể cho rằng sự phân biệt này là vô nghĩa vì tất cả đều là nợ quốc gia. Điều đó có thể đúng theo nghĩa rộng, nhưng trong bản chất rõ ràng của nền kinh tế chính trị Trung Quốc, vấn đề quan trọng là cấp nào đang tiêu tiền và có nợ trên bảng cân đối kế toán của nó hay không. Vào cuối ngày, không ai biết rõ ràng tình trạng tín dụng của Bắc Kinh là gì, ngay cả Bắc Kinh.

Kết quả có thể xảy ra từ việc phân bổ trách nhiệm kinh tế chính trị này là gì? Một số tỉnh sẽ giành chiến thắng, trong khi những tỉnh khác sẽ gặp khó khăn. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, chính quyền trung ương không thể giúp đỡ tất cả mọi người, vì thế nó giao phần lớn quyền lựa chọn kẻ thắng người thua cho chính quyền địa phương. Chính quyền này hy vọng rằng ngay cả khi con thuyền đang đầy nước, họ có thể khiến nó không bị chìm bằng cách bít đủ lỗ thủng

RELATED ARTICLES

Tin mới