Thursday, April 18, 2024
Trang chủQuân sựQuân đội Mỹ sẽ tập trung cho “chiến tranh biển”

Quân đội Mỹ sẽ tập trung cho “chiến tranh biển”

Quân đội Hoa Kỳ gần đây đã tiến hành cuộc tập trận chung “Lá chắn Garuda 2022”. Các chuyên gia cho rằng từ các cuộc tập trận của quân đội Hoa Kỳ trong những năm gần đây, có thể suy ra rằng nếu xung đột phát sinh giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai, chiến tranh hải quân sẽ là trọng tâm và cũng có thể nhận xét rằng tư duy chiến thuật của quân đội Mỹ đã thay đổi trong hai thập niên qua.

Cuộc tập trận quân sự chung “Lá chắn Garuda 2022″ hai năm một lần là một cuộc huấn luyện tác chiến chung tổng hợp tập trung vào các môi trường khác nhau như trên biển, trên bộ, trên không, mạng và không gian. Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, ông Thư Hiếu Hoàng (Shu Xiaohuang), cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng An ninh Đài Loan, đã phân tích rằng trong những năm gần đây, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã trở thành trọng tâm của Hoa Kỳ, đây là yếu tố then chốt để quân đội Mỹ quay trở lại đại dương sau Thế chiến thứ 2. “Trọng tâm của cuộc tập trận bắt đầu tập trung vào sức mạnh chiến đấu thời gian thực của tác chiến hải quân”. Quan trọng hơn, các cuộc tập trận chung khác nhau của quân đội Hoa Kỳ trong những năm gần đây nhằm đối phó và ngăn chặn ý định bành trướng trên biển của ĐCSTQ.

“Nếu xảy ra xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tương lai, đó nhất định sẽ là một trận chiến quyết định trên biển”. Ông cho rằng khả năng cao là nó sẽ diễn ra ở Tây Thái Bình Dương, và sự an toàn của eo biển Đài Loan là trọng tâm.

Chuyên gia: chỉ huy tác chiến thông qua mạng lưới đám mây, đồng minh đoàn kết để chống lại

Về mô hình chiến tranh mới do quân đội Hoa Kỳ phát triển trong tương lai, ông Thư Hiếu Hoàng cho rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ áp dụng khái niệm “hoạt động phi tập trung”, nghĩa là quân đội Hoa Kỳ sẽ sử dụng các hoạt động khai triển lẻ tẻ và giống nhau trên biển, khác với phương thức tập hợp hàng loạt biên đội hàng không mẫu hạm truyền thống trước đây, nó tích hợp đồng thời hải quân, không quân, lục quân và áp dụng cơ cấu tác chiến “kết nối mạng dựa trên mạng lưới đám mây”.

Ông cho biết trong tương lai, các hoạt động hàng hải sẽ được chỉ huy bằng mạng lưới đám mây, chỉ cần sự cố khẩn cấp xảy ra ở một vùng biển nào đó, tổ chức hạm đội hàng hải gần nhất sẽ liên lạc tức thời, các máy bay chiến đấu phản ứng và phản công ngay lập tức, “có thể chỉ mất vài phút”.

Ông phân tích, ưu điểm của các hoạt động tổng hợp nói trên là vũ khí không cần quá mới, chỉ cần mạng lưới liên lạc quân sự được thiết lập tốt, quân đội Mỹ có thể tiến hành các hoạt động chung với nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ: miễn là vũ khí và đạn dược tương thích, quân đội Hoa Kỳ có thể tích hợp tên lửa, máy bay chiến đấu, v.v. của Pháp, Nhật và Anh, và hợp tác với họ trong cuộc chiến.

Hàng không mẫu hạm 003 của ĐCSTQ mang tên “Tàu Phúc Kiến” vừa được hạ thủy, làm dấy lên lo ngại liệu nó có trở thành mối đe dọa hàng hải đối với các nước láng giềng ở Đông và Nam Á hay không. Ông Thư Hiếu Hoàng nói rằng hoạt động của hàng không mẫu hạm hiện tại không còn là trọng tâm, vì hàng không mẫu hạm quá lớn và có thể dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công trên biển, và hiệu suất của nó cần được thử nghiệm lâu dài để xem tác động tiếp theo.

Hoạt động phi tập trung trên biển, những chiến thuật mới của Hoa Kỳ trong 5 năm qua
Khái niệm hoạt động phi tập trung là một chiến thuật quy mô nhỏ được quân đội Mỹ phát triển trong 5 năm qua. Ông Trần Lượng Trí (Chen Liangzhi), cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng, nói với Epoch Times rằng điều này khác với chiến thuật quy mô lớn của hạm đội và pháo kích trong Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh, lúc ấy, máy bay dựa trên hàng không mẫu hạm có thể là một hình thức tấn công tầm xa mở rộng. Nhưng khi khoảng cách tấn công có thể được mở rộng hơn nữa, hạm đội không còn cần phải khai triển gần kẻ thù, và chiến thuật của quân đội Mỹ đã thay đổi .

Ông cho rằng, để tránh bị đối phương tấn công trên biển, tổng thể hạm đội phải thu hẹp lại, “tức là không tập trung, mà có thể phân tán khiến địch không thể tập trung vào hàng không mẫu hạm”.

Ông nói rằng sự thay đổi trong tư duy chiến thuật của quân đội Mỹ trong hai thập niên qua có thể được quan sát từ khái niệm hoạt động phi tập trung.

Ông Trần Lượng Trí cho biết, Hải quân Mỹ bố trí hàng không mẫu hạm và tàu chiến lớn ở chuỗi đảo thứ hai hoặc phía đông đảo Guam, nghĩa là chúng nằm rải rác xung quanh Nhật Bản, eo biển Đài Loan, Biển Đông và Biển Philippines, khiến phạm vi tấn công của đối phương rất rộng và phân tán, nếu thông tin chính xác, bạn có thể liên hệ ngay với một số ít tổ chức hạm đội địa phương để khởi động các biện pháp đối phó và tấn công.

Ông phân tích thêm rằng, căn cứ tên lửa liên hợp Mỹ-Nhật thậm chí có thể hợp nhất các lực lượng hải quân, lục quân và không quân để tấn công, mà không nhất thiết phải điều động toàn bộ hạm đội đến vùng biển phía đông Đài Loan, eo biển Đài Loan hoặc xung quanh vùng lân cận của đối phương để tấn công.

Về việc hạ thủy hàng không mẫu hạm 003 “Tàu Phúc Kiến” của ĐCSTQ, ông Trần Lượng Trí cho rằng ý định chiến lược hiện tại của ĐCSTQ là đưa hàng không mẫu hạm đến gần chuỗi đảo thứ nhất, hoặc thậm chí chuỗi đảo thứ hai ở vùng biển phía đông Đài Loan, nhằm buộc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ phải rút lui, để eo biển Đài Loan giống như sở hữu của ĐCSTQ, và mục tiêu phát triển hàng không mẫu hạm của ĐCSTQ thực sự là nhằm vào Hoa Kỳ.

Ông nói rằng nó cũng là để thực hành “chống tiếp cận/từ chối khu vực” (A2/AD).

Cái gọi là “Chống tiếp cận/từ chối khu vực” (A2/AD) là một thuật ngữ quân sự, nói một cách đơn giản, đó là khả năng một trong các bên nhanh chóng phân định khu vực cấm trong trường hợp khẩn cấp để ngăn chặn sự can thiệp có vũ trang của bên thứ ba.

Ông nói rằng các phương tiện chống tiếp cận/từ chối khu vực cụ thể đối với quân đội ĐCSTQ là tấn công vào đội hình hàng không mẫu hạm của Mỹ để nó không dám tiếp cận vùng biển xung quanh của Trung Quốc một cách dễ dàng. Cụ thể hơn, quân đội ĐCSTQ ngăn cản quân đội Hoa Kỳ can thiệp vào các cuộc xung đột quân sự tiềm tàng ở Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và Biển Đông, nhằm phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên (Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, v.v.), và thậm chí ngăn chặn chuỗi đảo thứ hai (đảo Guam, Quần đảo Mariana, v.v.), và có được khả năng chiếm ưu thế quân sự địa phương.

Ông Trần Lượng Trí cũng cho biết, từ khi hạ thủy, thử nghiệm, nghiệm thu, huấn luyện,… cho đến hình thành sức chiến đấu thực tế, ước tính một cách dè dặt sẽ mất từ ​​3 đến 5 năm, nhưng hoạt động huấn luyện hàng không mẫu hạm của Mỹ đã có lịch sử hơn 90 năm và hàng không mẫu hạm Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn thăm dò, sẽ cần nhiều thời gian để quan sát tác động của cuộc đọ sức giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới