Thursday, April 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHIMARS đe dọa chiến lược A2/AD của TQ

HIMARS đe dọa chiến lược A2/AD của TQ

Bất chấp phản đối của chính quyền Hà Nội, thời gian qua, Trung Quốc đã triển khai nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) thuộc chủ quyền Việt Nam. Đặc biệt là các loại vũ khí hiện đại như các loại tên lửa phòng không và tên lửa chống tàu chiến.

Trung Quốc liên tục tiến hành quân sự hóa các thực thể mà nước này chiếm đóng và tôn tạo trái phép ở Biển Đông. PLA tăng cường lực lượng tàu sân bay, tàu đổ bộ tấn công, chiến hạm cỡ lớn, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo… Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tập trận để tăng cường khả năng tác chiến, đổ bộ và tấn công.

Đặc biệt, Trung Quốc đang mở rộng chiến thuật “vùng xám”, tức đẩy mạnh hành động gây căng thẳng nhưng dưới mức chiến tranh. Theo đó, các đội tàu hải cảnh và dân quân biển hành động rất hung hăng, xua đuổi ngư dân của các nước láng giềng khỏi ngư trường truyền thống và gây cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của các nước ở Biển Đông. Hải cảnh Trung Quốc không chỉ tiến hành tuần tra ven biển thông thường, chúng còn sở hữu các tàu vũ trang lớn hơn cả tàu tuần dương và mở rộng hoạt động ở chuỗi đảo thứ nhất. Đó là một phần trong chiến lược vươn vòi của Trung Nam Hải.

Những hành động này cho thấy, Bắc Kinh đang ráo riết thực hiện Chiến lược phong tỏa – chống tiếp cận (A2/AD) ở Biển Đông.

Bằng cách nào bóp chết con kền kền từ trong trứng là câu hỏi của các nhà chiến lược quân sự Mỹ. Và đây là một trong những “cách” mới được Washinghton thể nghiệm nhằm đối phó với hiểm họa từ Trung Quốc trên Biển Đông. Đó là xem xét điều động hệ thống pháo binh phản lực cơ động cao (HIMARS) đến vùng biển này.

Trước mắt quân đội Mỹ được ưu tiên ngân sách quốc phòng mua sắm mới nhiều đơn hàng vũ khí. Cuối tuần trước Báo Asia Times đưa tin, thủy quân lục chiến Mỹ đã “chốt” nhiều đơn hàng vũ khí mà mục tiêu được cho là có thể bao gồm việc đối phó với chiến lược A2/AD của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong lô vũ khí này có HIMARS, tên lửa hành trình Tomahawk và một số khí tài khác.

HIMARS là hệ thống pháo phản lực di động cao, có thể bắn được nhiều loại tên lửa với tầm bắn đến 500km. Hệ thống phóng có thể phóng được nhiều loại pháo phản lực, tên lửa dẫn đường và không dẫn đường, thậm chí là tên lửa phòng không. Toàn bộ hệ thống HIMARS gồm hệ thống phóng và xe tải có thể được chuyên chở bằng máy bay vận tải C-130 Hercules.

Năm 2017, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ trên tàu vận tải đổ bộ tấn công USS Anchorage đã phóng thử thành công HIMARS, với mục tiêu giả định là hệ thống phòng không của đối thủ đang đóng trên một hòn đảo cách đó chừng 70 km. HIMARS có khả năng điều động linh hoạt khi khẩu đội phóng có thể được vận chuyển với máy bay vận tải C-130 để triển khai nhanh chóng đến nhiều khu vực.

Như vậy, hệ thống pháo binh phản lực cơ động cao của Mỹ là loại vũ khí chống đổ bộ lên đảo hoặc tấn công tiền đồn đối phương. Khi Trung Quốc bất ngờ gây chiến trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, thì chính là hệ thống pháo binh phản lực của Mỹ sẽ vào vị trí chiến đấu.

Cùng với việc điều động hệ thống pháo binh phản lực cơ động cao đến Biển Đông, Mỹ đã xây dựng phương án tích hợp ba lực lượng hải quân, thủy quân lục chiến và tuần duyên trở thành một lực lượng quân sự chung.

Theo tính toán của Mỹ, lực lượng tuần duyên phải giải quyết được những thách thức về môi trường và thực thi pháp luật trong lĩnh vực hàng hải, như ngăn cản hành vi bắt nạt ngư dân, phá hoại môi trường, buôn lậu. Tuy những hành vi này không phải gây chiến, nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro, khiêu khích vũ trang, thậm chí dẫn đến xung đột. Trong vai trò của mình, lực lượng tuần duyên của Mỹ có thể ngăn cản hiệu quả để phòng ngừa xung đột.

Mỹ còn tăng cường lực lượng tuần duyên đến Biển Đông nhằm làm đối trọng với lực lượng hải cảnh của Trung Quốc. Tháng 7/2021, Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới cho phép lực lượng hải cảnh được quyền tấn công nhằm vào các tàu nước ngoài hoạt động ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Vì vậy, việc Mỹ triển khai lực lượng tuần duyên đến Biển Đông là cách đáp trả đối với Trung Quốc tại vùng biển này, bởi về lý thuyết, lực lượng tuần duyên của Mỹ và lực lượng hải cảnh Trung Quốc có chức năng tương tự.

Không đơn thương độc mã trên đường ra trận, trong một kế hoạch phối hợp với Nhật Bản gần đây, thủy quân lục chiến Mỹ dự kiến sử dụng HIMARS để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ Trung Quốc. Tháng 3 vừa rồi, trong cuộc tập trận chung với Philippines, quân đội Mỹ cũng đã tác chiến cùng HIMARS.

“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Mỗi khi Trung Quốc có chiêu trò mới trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, thì gần như lập tức Mỹ đã có cách đối phó. Mà không chỉ đối phó, còn ở thế chủ động tấn công và ở thế áp đảo. Ở đây, có lẽ vấn đề tin tức tình báo – nhất là tin tình báo quân sự – giữ vai trò rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại?

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới