Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa tự bao giờ

TQ quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa tự bao giờ

Thư tịch và bản đồ cổ của Trung Quốc cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều phản ánh một thực tế hết sức hiển nhiên là vùng lãnh thô, lãnh hải truyền thống của Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá đảo Hải Nam.

“Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú”, vẽ rất chi tiết, hình ảnh sắc nét và tất nhiên là không có Hoàng Sa, Trường Sa trong cương vực nước Trung Quốc.

Tấm bản đồ “Thanh đại đồ” vào cuối đời nhà Thanh cũng chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến cực Nam của đảo Hải Nam và biển Nam Hải của Trung Quốc cũng chỉ từ cực Nam của đảo Hải Nam ngược lên phía Bắc. Bản đồ này có lời giải thích tuyệt đối chính xác là: “điểm tận cùng của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu trên đảo Quỳnh Châu tức 18o13’ vĩ độ Bắc”.

Đầu thế kỷ XX trước sức ép của các nước tư bản phương Tây, chính quyền nhà Thanh mới dần dần bắt đầu có ý thức rằng để bảo vệ an toàn vũng lãnh thổ duyên hải, các cửa khẩu quan trọng, Trung Quốc cần phải phòng thủ từ xa để hỗ trợ cho việc phòng thủ bên trong, nghĩa là phải chiếm các đảo ở ngoài khơi xa. Tuy đã nhận thấy tầm quan trọng phải tiến ra biển khơi, song trong hoàn cảnh lúc đó, Trung Quốc đang khó có thể giữ nổi vùng nội địa đất liền thì làm sao có thể vươn ra chiếm lĩnh đại dương được.

Thời kỳ này người Pháp đã chiếm, và biến một phần nước An Nam thành thuộc địa và trở thành nước bảo hộ của An Nam. Trước sức ép của hải quân Pháp nhà Thanh đã giao cho Quảng Đông Thủy sư Đô đốc Lý Chuẩn tổ chức tuần tra nắm tình hình các đảo để tìm phương án đối phó. Cũng có thể do không biết hoặc cũng có thể là cố tình tảng lờ trước thực tế lịch sử hết sức rõ ràng là các nhà nước Việt Nam đã liên tục nhều năm làm chủ các đảo và đã đặt tên là Bãi Cát Vàng (hay Hoàng Sa), Lý Chuẩn đã tự đặt tên cho các đảo ở khu vực này là Tây Sa.

Địa danh quần đảo Tây Sa được Lý Chuẩn đặt hoàn toàn xa lạ đối với người Trung Quốc nhưng đã đánh dấu một bước ngoặt căn bản trong lịch sử vươn xuống chiếm lĩnh các đảo trên biển Đông của Việt Nam. Từ chỗ chỉ khoanh vùng lãnh thổ, lĩnh hải của Trung Quốc từ vĩ tuyến 18o, nghĩa là từ cực Nam của đảo Hải Nam ngược lên phía Bắc, đến đây chính quyền nhà Thanh đã ngang nhiên chủ trương kéo quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trong vùng lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc.

Ngày 30 tháng 3 năm 1921, Tổng đốc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc đã ra quyết định sáp nhập về hành chính quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) mà họ mới phát hiện cách đó hơn một thập kỷ vào huyện Nhai thuộc đảo Hải Nam. Năm 1928 Trung Quốc lại giao cho Trường Đại học Trung Sơn (thành phố Quảng Châu, tỉnh Quang Đông tiến hành một cuộc điều tra quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa)).

Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã đẩy xa hơn nữa tham vọng chiếm lĩnh toàn bộ các quần đảo ở Biển Đông. Tháng 3 năm 1932 tại Quảng Châu, Trung Quốc cho đấu thầu công khai các quyền khai thác phần chìm ở Tây Sa (Hoàng Sa). Tuy thế cho đến năm 1934, bản đồ Trung Quốc vẫn chưa vượt quá quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa). Trung Quốc lúc này gọi đảo Tri Tôn ở tọa độ 15o47,2’ vĩ độ Bắc, 111o11,8’ kinh độ Đông là đảo Nam Cực, với lời giải thích đó là cột mốc đánh dấu lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới