Thursday, September 12, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnHàng loạt đảo thuộc sở hữu cá nhân ở ngoài khơi bờ...

Hàng loạt đảo thuộc sở hữu cá nhân ở ngoài khơi bờ biển Australia được giao bán cho TQ

Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã phản đối thông tin cho rằng chính phủ của ông thụ động trong bối cảnh Trung Quốc có thể mua các đảo thuộc sở hữu cá nhân ở ngoài khơi bờ biển Australia.

0

Theo hãng tin RT và Sky News, doanh nhân về hưu Ian Gowrie-Smith đang rao bán 21 đảo san hô vòng hay còn được gọi là Quần đảo Conflict nằm ở Biển San Hô, phía đông bờ biển Australia, giữa Papua New Guinea và Quần đảo Solomon.

Ông Ian đã viết thư cho Ngoại trưởng Penny Wong để chào mời chính phủ liên bang Australia mua, đồng thời cho biết các đại diện của ông đã bắt đầu nói chuyện với các khách hàng Trung Quốc. 

Thủ tướng Australia Albanese nói, văn phòng của Ngoại trưởng đã nhận được thư của ông Ian và đang xem xét vấn đề này. Tuy nhiên, chính phủ không thể tiến hành một thỏa thuận mua bán bất động sản thông qua truyền thông. 

Quần đảo Conflict gồm 21 đảo san hô vòng. Ảnh: Sky News

Nhà lãnh đạo này cho biết, quần đảo Conflicts chỉ là một trong số hơn 500 đảo ở khu vực đó và những người đóng thuế của Australia không thể mua tất cả để Trung Quốc không nắm giữ các đảo đó. Ngoài ra, việc này sẽ đặt ra một tiền lệ khủng khiếp. “Nếu người bán tài sản lên báo nói: Tôi muốn Australia mua nó, nếu không, chúng tôi sẽ bán cho Trung Quốc, hãy nghĩ xem điều đó sẽ kết thúc thế nào”. 

Ông Ian Gowrie-Smith đang nóng lòng bán các đảo và đã rao giá thấp hơn giá trị của nó, ở mức 36,3 triệu đôla Australia vì cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc đặt an ninh quốc gia của Australia lên hàng đầu. Tuy nhiên, ông không nhận được phản hồi và đang bàn chuyện bán quần đảo Conflict cho Trung Quốc. 

Thủ tướng Australia. Ảnh: Sky News

Về mặt địa lý, quần đảo Conflict nằm gần một trong những tuyến đường vận chuyển chủ chốt của Australia – Kênh Jomard và nó có đủ đất để xây các đường băng quân sự. Một trong các đảo đã có đường băng cho máy bay hạng nhẹ cất và hạ cánh trong khi một đảo khác có thể xây đường băng cho máy bay cỡ 747. Cơ sở hạ tầng như vậy sẽ cho phép các máy bay chiến đấu của Trung Quốc cất và hạ cánh gần bờ biển Australia nếu họ mua quần đảo này. Gần đây, Trung Quốc đã chứng tỏ xu hướng thiết lập căn cứ trên đảo nhỏ.  

Thủ tướng Albanese cho rằng chính phủ của ông vượt trội hơn so với chính phủ tiền nhiệm trong việc dự báo sức mạnh khu vực chống lại Trung Quốc. Ông dẫn chứng về hàng loạt chuyến thăm các quốc gia Thái Bình Dương kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5. “Chúng tôi sẽ xem xét giao dịch cụ thể này”, ông cho biết nhưng sau đó lại nói đó là vấn đề của Papua New Guinea, vì quần đảo Conflict thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ. 

RELATED ARTICLES

Tin mới