Tuesday, April 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Điệu ᴡaltᴢ” trên biển Đông?

“Điệu ᴡaltᴢ” trên biển Đông?

Điệu ᴡaltᴢ bắt nguồn từ Ðứᴄ là ᴡalᴢen, nghĩa là “quaу trở lại”. Từng bị la ó, tẩy chay, dần dần ᴡaltᴢ thành thời thượng; tới đầu thế kỷ 19 lan rộng khắp châu Âu và phổ biến trên toàn thế giới.

Tàu hộ vệ Tjiptadi của Indonesia và tàu hải cảnh Trung Quốc trong “điệu ᴡaltᴢ” gần quần đảo Natuna cuối năm 2019 +

Đó là nói tới ᴡaltᴢ – điệu nhảy giải trí cổ điển, làm mê đắm không chỉ nam thanh nữ tú mà cả những người cao tuổi. Tới nay, có người lại “chính trị hóa”, ví von cách ứng phó của hải quân Indonesia, Malaysia với các tàu hải cảnh Trung Quốc là những “điệu ᴡaltᴢ” trên Biển Đông.

Sao lại thế? Cuộc chiến tranh chấp quyền lợi trên Biển Đông dữ dội, khốc liệt với cơ man những vụ đâm, húc…mà mang một điệu nhảy dập dìu và lãng mạn – còn được gọi là “điệu nhảy của tình yêu” – để so sánh thì liệu cách ví đó có là của người điên?

Câu hỏi chí lý. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào đặc điểm hình thức, vẫn có thể gật đầu đồng tình; thậm chí, còn phải khen người ví von giỏi quan sát và sáng tạo.

Một trong những quy tắc căn bản khi vào điệu ᴡaltᴢ trên sàn nhảy là những bước tiến, bước lùi nhịp nhàng của đôi bạn. Quy tắc đó như đang được lực lượng hải quân Indonesia, Malaysia thực hiện dưới cái tên “quy tắc bám đuôi” – một cách thức để khẳng định, bảo vệ lợi ích trên Biển Đông trước sự đe dọa của Trung Quốc.

Chuyện liên quan yêu sách “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đơn phương đưa ra và áp đặt. Theo yêu sách, tới 90% Biển Đông giàu có thuộc về Trung Quốc. Đòi hỏi vô lý này gây nên tranh chấp ngày một căng thẳng của “5 nước 6 bên”, trong đó có Trung Quốc, Malaysia.

Cậy sức mạnh cơ bắp, Trung Quốc, nhiều năm nay luôn cho tàu hải cảnh quấy nhiễu các hoạt động dầu khí của Malaysia tại khu vực vùng biển ngoài khơi bang Sabah và bang Sarawak. Indonesia, dù không là bên liên quan trực tiếp, gần đây cũng liên tục bị Trung Quốc cho tàu hải cảnh quấy phá hoạt động dầu khí tại vùng biển phía Bắc quần đảo Natuna với lý do đây là “nơi có vùng chồng lấn với đường 9 đoạn”.

Mức độ, tần suất Trung Quốc dùng tàu hải cảnh để đe dọa, quấy nhiễu hai quốc gia láng giềng này ngày một tăng khi kết quả thăm dò cho thấy các mỏ dầu có hiệu quả kinh tế ở Kawasari (năm 2011) nằm ở khu vực Trung Luconia ngoài khơi bờ biển bang Sarawak của Malaysia và Lô Cá Ngừ nằm ở phía Bắc quần đảo Natuna mà Indonesia đang kiểm soát.

Tình thế thật khó khăn. Malaysia và Indonesia đều không thể đọ với Trung Quốc về sức mạnh quân sự. Hai nước này, cũng như các quốc gia liên quan tranh chấp Biển Đông, hiểu rằng: một hành động ra tay trước để bảo vệ chủ quyền, dù chính đáng, cũng là cớ để Trung Quốc quyết đoán tung đòn cướp biển, cướp đảo. Không những thế, “kẻ cắp già mồm”, họ còn la làng rằng mình là nạn nhân, bị gây hấn trước, như đã từng làm với đảo Gạc Ma của Việt Nam tháng 3 năm 1988.

Câu hỏi đặt ra với Indonesia và Malaysia: Ứng xử thế nào trong tình huống này? Nhảy “điệu ᴡaltᴢ” với Trung Quốc hay kiện Trung Quốc như Philippines từng kiện? Hoặc nữa, tìm cách quốc tế hóa vấn đề, “kéo” các cường quốc bên ngoài, nhất là Mỹ, vào cuộc?

Mỗi cách đều có mặt tích cực. Và không chừng, cả Indonesia, Malaysia cũng như các nước cùng là nạn nhân của Trung Quốc như Việt Nam và Philippines, cũng đang toan tính nghĩ tới khả năng chọn giải pháp kết hợp khi cần. Tuy nhiên, ít nhất, tới thời điểm này, Indonesia và Malaysia như đang cùng nghiêng về và thực hành “quy tắc bám đuôi”, tức “điệu ᴡaltᴢ” trên Biển Đông.

Theo đó, khi các tàu hải cảnh Trung Quốc tiến về phía trước, tàu của hải quân Indonesia/Malaysia sẽ lùi lại. Ngược lại, khi tàu của Trung Quốc lùi lại, tàu của Indonesia/Malaysia sẽ tiến lên.

Nửa cuối năm 2021, ba nước: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia đã cùng đi “điệu ᴡaltᴢ” giằng co như vậy xung quanh các giàn khoan tại mỏ khí Kasawari vào ngày 4/6/2021 của Malaysia; tại Lô Cá Ngừ, ngày 30/6/2021 của Indonesia.

Cái lợi của “quy tắc bám đuôi”/“điệu ᴡaltᴢ”, là dung hòa được hai mục tiêu: khẳng định chủ quyền; không sập bẫy Trung Quốc đang giăng ra để có cớ đổ vấy đối phương đã “có hành động leo thang trước”.

Tuy nhiên, nhìn sâu xa, nhiều người cho rằng: đó là cách phản ứng yếm thế. Kiểu tiến/lùi đó chẳng khác nào tín hiệu để Trung Quốc thấy có thể chơi trò “được đằng chân, lân đằng đầu”.

Một khi, Trung Quốc, thay vì thẩm thấu sự dặt dìu của “điệu ᴡaltᴢ” thể hiện thiện chí của các nước láng giềng muốn giải quyết bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, thì lại coi đó là dấu hiệu của sự sợ hãi, họ có thể còn hung hăng hơn.

Khi đó, Malaysia và Indonesia có hổi hận thì sự cũng đã rồi.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới