Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnCuộc chiến khốc liệt Mỹ-Trung về con chip

Cuộc chiến khốc liệt Mỹ-Trung về con chip

Mỹ đang thực hiện một thỏa thuận khiến các công ty ở Hà Lan và Nhật Bản – quê hương của một số nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip lớn nhất – phải chịu các giới hạn về bán thiết bị đó cho Trung Quốc.

Trong khi thị trường chung cho thiết bị sản xuất chip sẽ thu hẹp vào năm tới, theo ước tính, các nhà phân tích dự đoán rằng, các công ty Mỹ sẽ bị sụt giảm doanh thu mạnh hơn so với đối tác Nhật Bản của họ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như sẵn sàng gây áp lực với Nhật Bản và Hà Lan hơn nữa để tham gia nỗ lực ngăn chặn dòng công nghệ chip tiên tiến đến Trung Quốc, nơi nó có thể được sử dụng để phát triển vũ khí tối tân.

“Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy Nhật Bản và Hà Lan đi theo sự dẫn đầu của chúng tôi”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trên Đài CNBC. Mặc dù không có thông tin chi tiết cụ thể nào được đề cập, nhưng đây dường như là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ nêu tên công khai các quốc gia cụ thể khi nói về hợp tác hạn chế xuất khẩu chip.

Kể từ tháng 10, chính quyền Biden đã cấm thương mại với Trung Quốc về công nghệ bán dẫn tiên tiến, thiết bị sản xuất chip và nguồn nhân lực liên quan. Các quy tắc bao gồm các biện pháp cấm các công ty nước ngoài xuất khẩu chất bán dẫn có tích hợp công nghệ của Hoa Kỳ cho Trung Quốc.

Vốn dĩ, các công ty Hoa Kỳ rất mạnh về phần mềm được sử dụng trong chip, cũng như phần mềm thiết kế được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Các công ty Hàn Quốc và Đài Loan xử lý nhiều sản phẩm chip sử dụng công nghệ của Mỹ, vốn đã phải tuân theo một số quy định nhất định.

Nhưng Nhật Bản và Hà Lan là đối tượng được Mỹ chú ý vì thế mạnh của họ về thiết bị sản xuất chất bán dẫn mà từ trước đến nay, vậy nên họ vẫn chưa phải tuân theo quy định của Mỹ. Các công ty ở cả hai quốc gia được cho là có thể chế tạo các sản phẩm không dựa vào công nghệ của Mỹ.

Ba công ty thống trị thị trường thiết bị sản xuất chip toàn cầu – công ty Applied Materials của Mỹ là công ty lớn nhất, tiếp theo là ASML của Hà Lan và Tokyo Electron của Nhật Bản. Tokyo Electron chiếm 90% thị phần toàn cầu về thiết bị tạo vi mạch bằng cách áp dụng các hóa chất chuyên dụng lên tấm bán dẫn và có gần 40% thị phần thiết bị tạo màng mỏng trên bề mặt wafer. Trong số khoảng 2 nghìn tỷ yên (13,6 tỷ USD) doanh thu hợp nhất cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2022, một phần tư trong số đó dành cho Trung Quốc, trở thành khách hàng lớn nhất, trước Hàn Quốc và Đài Loan.

Jimmy Goodrich, phó chủ tịch của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, cho biết trong một diễn đàn trực tuyến hôm 6/11 do Hiệp hội Thương mại Quốc tế Washington tổ chức rằng: “Ý thức cấp bách rằng, các đồng minh “hãy sớm vào cuộc để cố gắng và đảm bảo rằng các công ty Hoa Kỳ không bị mất thị phần cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ”.

Theo báo chí Mỹ, một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại sẽ thăm Hà Lan trong tháng này. Nhiều khả năng các cuộc thảo luận chính thức sẽ sớm bắt đầu với Nhật Bản.

Hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế Nhật Bản. Xuất khẩu thiết bị sản xuất chip đạt khoảng 3 nghìn tỷ yên từ tháng 1 đến tháng 9, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường này đã mở rộng nhanh chóng, tăng gấp ba lần quy mô trong 10 năm qua.

Tại Nhật Bản, ngành này hiện đã vượt qua phụ tùng ô tô, trị giá khoảng 2,8 nghìn tỷ yên, và phát triển trở thành lĩnh vực xuất khẩu lớn thứ hai sau thép, với khoảng 3,5 nghìn tỷ yên. Thiết bị sản xuất chip hiện chiếm hơn 4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số này, khoảng 970 tỷ yên là đến từ Trung Quốc, tăng hơn 600% trong một thập kỷ qua.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có một thông điệp nghiêm túc dành cho các nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip của Mỹ rằng: “Bạn sẽ cần đợi tới 9 tháng trước khi Washington có thể đạt được thỏa thuận với các đồng minh của Mỹ về các quy định mới nghiêm ngặt nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận một số công nghệ nhất định”.

Mục tiêu của các quy định về chất bán dẫn của Hoa Kỳ là bảo mật. Sự vượt trội trong chất bán dẫn tiên tiến liên quan trực tiếp đến cuộc chạy đua phát triển công nghệ quân sự tiên tiến như tên lửa siêu thanh và vũ khí dẫn đường chính xác.

“Chúng tôi phải đi trước Trung Quốc. Chúng tôi cần đi trước họ. Và chúng tôi cần từ chối họ trong công nghệ chủ chốt mà họ cần để nâng cao quân đội”, Raimondo nói.

“Đây là bước đi chiến lược nhất, táo bạo nhất mà chúng tôi từng thực hiện”, Raimondo nói. Nhật Bản chia sẻ nhận thức của Washington rằng, Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh của nước này. Nếu có hành động quân sự ở Đài Loan, Nhật Bản có thể tham gia với Mỹ để đáp trả.

Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản đang tiến hành phỏng vấn các công ty về tác động của cuộc đàn áp của Mỹ và thảo luận về các phương án khả thi cho tương lai. Về nhận xét của Raimondo, một quan chức của Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi trao đổi quan điểm với Mỹ hàng ngày”.

Về việc liệu Tokyo có bị Mỹ tiếp cận về vấn đề này hay không, quan chức này cho biết: “Tôi không thể bình luận về điều đó vì đó là một cuộc trao đổi ngoại giao”.

Khi được hỏi tại một cuộc họp báo hôm 6/11, Nhật Bản sẽ đáp ứng các yêu cầu của Mỹ như thế nào, quan chức của Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản nói: “Chúng tôi muốn thực hiện các biện pháp thích hợp”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới