Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBắc Kinh quyết “móc túi” người giàu?

Bắc Kinh quyết “móc túi” người giàu?

Khi các nhà tư bản Trung Quốc đang tìm cách tháo chạy, chính quyền TQ đã thành lập “Cơ quan quản lý cá nhân có giá trị ròng cao”, để tiến hành kiểm tra thuế đặc biệt đối với nhóm người giàu, bằng cách sử dụng dữ liệu lớn (big data), đồng thời những người giàu có muốn rời khỏi TQ phải lấy được Giấy chứng nhận hoàn thuế.

Chính quyền TQ đã thành lập “Cơ quan quản lý cá nhân có giá trị ròng cao”.

Các nhà bình luận thời sự chỉ ra rằng ông Tập Cận Bình giống như Mao Trạch Đông, đã thúc đẩy công cuộc quốc hữu hóa. Đây là một vòng cướp bóc tài sản của tư nhân mới được sinh ra.

Trong một bài báo hôm Chủ nhật tuần trước (6/11), truyền thông tài chính Trung Quốc “Công xã Jiuyan” tiết lộ, từ một bài báo cáo của ngành thuế gần đây cho biết, nhà nước đã thiết lập “Cơ quan quản lý cá nhân có giá trị ròng cao” dành cho những cá nhân gửi tiền ngân hàng trên 10 triệu nhân dân tệ, đồng thời khởi động một cuộc điều tra thuế đặc biệt đối với những người này.

Theo bài báo, các nhà chức trách sẽ áp dụng các phương pháp đánh thuế được gọi là thông minh trong tương lai để thu thập thông tin của từng người nộp thuế, tạo ra một mô-đun dữ liệu lớn về chân dung người nộp thuế, đồng thời hủy bỏ thuế đăng ký hộ khẩu cho những người nhập cư.

Ngoài ra, tài khoản “Tài chính Châu Á (Asia Finance)” trên Twitter chuyên đưa tin về chính trị và kinh tế cũng tung ra những tin tức liên quan, khiến cư dân mạng bàn luận sôi nổi. Một số cư dân mạng chế giễu rằng đây là một trong những thủ đoạn của chính quyền nhằm thực hiện kế hoạch “thịnh vượng chung” của ông Tập Cận Bình.

Vạn Nhuận Nam, người sáng lập Công ty Tứ Thông Bắc Kinh, bị buộc phải lưu vong đến Pháp vì ủng hộ phong trào sinh viên năm 1989, nói với RFA rằng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhà độc tài Tập Cận Bình đã thúc đẩy cái gọi là “thịnh vượng chung” và “quốc hữu hóa”. Động thái đầu tiên là lấy tiền của người giàu, điều này phù hợp với logic của ĐCSTQ từ khi lên nắm quyền.

Ông Vạn Nhuận Nam nói: “Tôi đã từng tóm tắt lịch sử đảng của ĐCSTQ. Bước đầu tiên là ‘giết người nhân danh cách mạng’. Sau khi giết người thì là ‘cướp bóc nhân danh quốc hữu hóa’ tịch thu tài sản tư nhân sung vào công quỹ. Bước thứ ba là phân chia dưới danh nghĩa cách mạng. Cuối cùng là ‘bịt miệng dưới danh nghĩa ổn định’. ĐCSTQ là băng cướp. Ông Tập Cận Bình hiện đang thống trị Trung Quốc, và bây giờ ông ấy lại phải bắt đầu một chu kỳ mới, quốc hữu hóa một lần nữa không phải là một vụ cướp khác nữa sao!”

Ông Vạn chỉ ra rằng tình hình cũng phản ánh rằng Trung Quốc đã bước vào thời kỳ đen tối nhất dưới sự cầm quyền của ông Tập Cận Bình. Trong cuộc khủng hoảng chính trị, nhiều người giàu Trung Quốc đã chọn cách cầm tiền tháo chạy cùng gia đình, nhưng nếu muốn ra đi thì phải để lại số tiền ‘bán mạng’.

Vạn Nhuận Nam nói: “Những người minh bạch đã chạy đi từ sớm, hiện tại có nhiều người giàu muốn bỏ chạy nhưng không được, họ bị hải quan chặn lại, ĐCSTQ có biện pháp khống chế người khác, bạn muốn đi thì để tiền lại! Ông Tập Cận Bình đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ vô cùng đen tối.”

Trong một cuộc phỏng vấn với RFA, Vương Quân Đào, một học giả chính trị sống ở Hoa Kỳ, tin rằng ông Tập Cận Bình giống như ông Mao Trạch Đông từng muốn xây dựng chính quyền năm đó, đã khởi xướng một cuộc cải cách đẫm máu đối với toàn bộ xã hội, những người có thu nhập cao sẽ trở thành nạn nhân, và cách làm này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc.

Vương Quân Đào cho biết, ông Tập Cận Bình đã hoàn toàn leo lên đến đỉnh cao tại Đại hội 20. Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng ông Tập Cận Bình lần nữa thực hiện thành công chế độ độc tài kiểu Mao Trạch Đông và ép nhóm người có thu nhập cao phải giao nộp của cải mà họ kiếm được trong 30 năm cải cách và mở cửa. Giờ đây, những người thành đạt này sẽ trở về thời kỳ trước khi cải cách và mở cửa chỉ trong một đêm, và thậm chí họ sẽ trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng mới của ông Tập Cận Bình.

Hiện nay, ông Tập đang tiến hành một cuộc thanh trừng quy mô lớn và cải tổ xã hội, đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ có một cuộc cách mạng đẫm máu mới, và những người có thu nhập cao này chỉ là một trong số đó, điều này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Vương Quân Đào chỉ ra rằng chính sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đã thúc đẩy cải cách kinh tế trong khi bác bỏ cải cách chính trị. Ba mươi năm sau, ông Tập Cận Bình quay lại con đường cũ, chế độ độc tài hiện tại có thể mang lại những bài học đáng nhớ cho người Trung Quốc, rằng: Nếu không có sự thúc đẩy của chủ nghĩa hợp hiến dân chủ, thì sẽ quay trở lại thời “Mao Trạch Đông”.

Vương Quân Đào nhận định, ông Tập Cận Bình khiến cho nhiều tầng lớp xã hội Trung Quôc vẫn tin rằng “chỉ có mở cửa nền kinh tế mới có thể làm cho Trung Quốc phát triển thịnh vượng”. Nhưng nếu không có cải cách chính trị, thì sẽ quay trở lại thời Mao Trạch Đông.

Các chiều hướng thuế gần đây cho thấy việc thanh tra của chính phủ Trung Quốc đối với các cá nhân có thu nhập cao và giá trị ròng cao đã lặng lẽ bắt đầu.

NetEase cho biết, vào ngày 22 tháng 9 năm nay, Cục Thuế Hải Nam Trung Quốc đã ban hành một văn bản nêu rõ rằng để thực hiện tinh thần của “Thông báo về việc làm sâu sắc hơn nữa việc cải cách quản lý và thu thuế ” do Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Văn phòng Quốc vụ viện ban hành, chính phủ sẽ bắt đầu một loại hình kiểm tra và giám sát mới, đồng thời thực hiện công tác kiểm tra thí điểm đối với “nhóm người có thu nhập cao và giá trị ròng cao” vào năm 2022.

Vào tháng 6 năm nay, Hầu Khải, một chuyên gia đánh giá của Văn phòng Kiểm toán Trung Quốc, đã báo cáo trước cuộc họp lần thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết từ năm 2018 đến năm 2021, 544 cá nhân có thu nhập cao tại 22 tỉnh, thành đã trốn 4,722 tỷ nhân dân tệ tiền thuế thu nhập cá nhân.

Vào tháng 7 năm nay, Tòa án tối cao Trung Quốc đã ban hành “Luật tối cao về cung cấp dịch vụ tư pháp và ý kiến bảo vệ đẩy nhanh việc xây dựng thị trường thống nhất toàn quốc”, điều này rõ ràng đã làm tăng việc thu tiền từ những người có thu nhập cao trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình.

Trước đó, Alibaba đã tuyên bố ủng hộ 100 tỷ nhân dân tệ cho kế hoạch “thịnh vượng chung” của ông Tập Cận Bình. Tiếp đó, một nhóm lãnh đạo công ty Internet, bao gồm nhà sáng lập Tencent Mã Hóa Đằng, nhà sáng lập JD.com – Lưu Cường Đông (Liu Qiangdong), v.v. cũng bày tỏ sự trung thành, lần lượt quyên góp 50 tỷ NDT và 14,5 tỷ NDT để tham gia kế hoạch “Thịnh vượng chung”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới