Thursday, April 18, 2024
Trang chủQuân sự3 Trung Đoàn SU 30 của Việt Nam mạnh cỡ nào?

3 Trung Đoàn SU 30 của Việt Nam mạnh cỡ nào?

Vào giữa những năm 1990 của thế kỷ 20, Việt Nam đứng trước những thách thức to lớn, khi các máy bay chiến đấu chủ lực trong lực lượng không quân của Việt Nam thời điểm bấy giờ như MIG-21, MIG-19 đều đã lỗi thời, lạc hậu sau gần 30 năm biên chế. Trong khi đó SU-22, loại máy bay giữa vai trò nhiệm vụ xương sống của lực lượng không quân Việt Nam lại không đáp ứng được các yêu cầu phức tạp, trong nhiệm vụ tác chiến đối hải và đối đất trên Biển Đông.

Nhằm đáp ứng những yêu cầu bảo vệ đất nước trong tình hình mới.Từ đầu những năm 1995, Việt Nam đã đặt mua 12 tiêm kích SU-27SK/UBK của Nga. SU-27SK/UBK được xem là loại chiến đấu cơ xuất khẩu mạnh nhất của Nga thời điểm bấy giờ, nó được trang bị loại radar hàng không có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 350 đến 400 km với các vật thể bay cỡ lớn, theo dõi ở cự ly 200 km, phát hiện được các máy bay như F16 ở 140 đến 160 km, radar này thì có thể giám sát 15 mục tiêu trên không và dẫn đường cho tên lửa tấn công đồng thời 4 mục tiêu cùng lúc. Mặc dù được đánh giá rất cao so với các dòng máy bay trong cùng thế hệ thứ tư của Mỹ như F14, F15, F16 và FA18, tuy nhiên SU-27 lại chỉ được thiết kế để chiếm ưu thế trên không và không đáp ứng được các ưu tiên đối hải và đối đất cho tình hình mới của Việt Nam. Mà lúc này Việt Nam cần một chiến đấu cơ vừa không chiến đấu được, vừa tấn công mặt đất và đối hải:

Tới những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, ứng cử viên sáng giá của Việt Nam đã lộ diện đó là SU-30 một phiên bản nâng cấp toàn diện của SU-27. Loại máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ thứ 4+ này đã kế thừa toàn bộ ưu việt của SU-27, nó có thể tác chiến đối không, đối hải và cả đối đất một cách vượt trội, ngay cả khi có hai chỗ ngồi, SU-30 cũng ngang ngửa với SU-27 một chỗ ngồi về hiệu suất. Năm 2003, hợp đồng 4 chiếc SU-30MK đầu tiên đã được ký kết giữa Việt Nam và Liên bang Nga, biến Việt Nam thành một trong những quốc gia đầu tiên sở hữu dòng chiến đấu cơ đa năng hạng nặng thế hệ thứ 4+ này.

Vậy ngoài những lý do kể trên thì còn những nguyên do nào khiến cho Việt Nam quyết định dốc túi để đem về SU-30.

SU-30 của Việt Nam có gì đặc biệt, số lượng biên chế bây giờ là bao nhiêu và với số lượng biên chế đó có đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa hay không?

Sau khi đưa vào biên chế 12 chiến đấu cơ SU-27 trong giai đoạn từ năm 1995 cho đến năm 1998, vào năm 2003 Việt Nam tiếp tục mua 4 máy bay chiến đấu SU-30MK2 theo hợp đồng trị giá khoảng 120 triệu đô la Mỹ, việc giao hàng hoàn tất trong năm 2004. Đến năm 2009, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua 8 chiếc chiến đấu cơ SU-30MK2 với tổng giá trị khoảng 500 triệu đô la Mỹ, các máy bay này chuyển giao cho giai đoạn từ năm 2010 cho đến 2011.

Song song với thương vụ cung cấp SU-30MK2 thứ 2, là hợp đồng 1 tỷ đô la mỹ đặt mua 12 chiếc nữa ký vào năm 2010, Nga đã bàn giao đủ số lượng cho phía Việt Nam vào năm 2012. Những chiếc SU-30MK2 này mặc dù mang màu sơn mới xanh rằn ri lá cây nhưng cấu hình được cho là không thay đổi so với 12 chiếc ban đầu. Sau khi đưa vào biên chế đủ 24 chiếc đấu cơ SU-30MK2, có ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ lựa chọn một dòng tiêm kích hạng nặng tiên tiến hơn như SU-35S hoặc là SU-30SM, nhưng rồi có cung cấp 12 chiến đấu cơ SU-30MK2 nữa đã được ký kết vào năm 2013 và Việt Nam nhận đủ số lượng vào cuối 2015. Như vậy, tính đến cuối 2015 không quân Nhân dân Việt Nam đã có trong biên chế tổng cộng 47 chiếc tiêm kích thế hệ thứ 4 và thế hệ thứ 4+ hiện đại, một chiếc SU-27SK bị rơi xuống biển trong một cuộc huấn luyện bay ở Trường sa vào ngày mùng 1 tháng 7 năm 1997.

Từ năm 2013 cho đến nay, Việt Nam không ký kết hợp đồng mua máy bay quân sự mới. Ngày 14 tháng 6 năm 2016, một chiếc SU-30MK2 bị rơi khi thực tập huấn luyện bay, khiến một trong hai phi công tử nạn. Như vậy cho đến nay Việt Nam chỉ còn khoảng 46 chiếc SU-27/30 đang hoạt động, bao gồm 11 Chiếc SU-27 và 35 chiếc SU-30, 35 chiếc SU-30 được biên chế thành 3 Trung đoàn, bố trí tại những vị trí trọng yếu ở ba miền Bắc Trung và Nam để bảo vệ vùng trời và biển đảo của Tổ quốc.

SU-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa hai động cơ hai chỗ ngồi, có thể hoạt động trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với loại máy bay F-15E do Mỹ sản xuất, với đơn giá vào khoảng 37,5 triệu đô la Mỹ/chiếc vào năm 2012, chưa bao gồm vũ khí chỉ bằng khoảng 40% so với giá một chiếc F15 của Mỹ. Nó được nâng cấp hệ thống điện tử cho phép hỗ trợ các loại tên lửa chống tàu kiểu mới, loại máy bay này đã được đưa vào sử dụng trong chiến tranh Syria và Ukraina. SU-30 của Việt Nam là SU-30MK2V phiên bản SU-30MK2 xuất khẩu dành riêng cho Việt Nam với những cải tiến phụ và hệ thống điện tử cho phù hợp với nhu cầu tác chiến trên biển nhiệt đới.

SU-30MK2V dài 21,5 m, sải cánh 14 m, chiều cao 6,1 m, tầm bay 3.000km, khi được tiếp nhiên liệu trên không nó có thể bay xa 8.000 km, đạt vận tốc tối đa là Mach 2, tức 2.120km/h, SU-30MK2V có thể cất và hạ cánh trên một đường băng cực ngắn, nó có thể cất cánh trên đường bằng dài 550 m và hạ cánh trên đường băng dài 750 m ở tải trọng vũ khí thông thường, với tải trọng giảm khoảng cách cất cách có thể giảm xuống còn 450 m và hạ cách trên đường bằng dài 650 m. Nói một cách đơn giản thì SU-30 có thể hoàn toàn hạ cánh trên sân bay duy nhất của Việt Nam tại đảo Trường Sa Lớn.

Về thiết kế, SU-30MK2V của Việt Nam vẫn giữ lại hầu hết những đặc điểm thiết kế khí động học của SU-30. Tuy nhiên, thì trọng lượng vũ khí mang theo được nâng lên 12 tấn. Ngoài ra, vật liệu hợp kim nhôm mới cũng được thay thế cho loại hợp kim cũ, sử dụng cho SU-30 để giảm trọng lượng cất cánh, hai đôi lái chính được làm bằng nhiều vật liệu composite sợi carbon hơn với SU-30.

SU-30MK2V dễ dàng chiếm ưu thế trên không và tấn công nhanh mọi mục tiêu trên đất liên và trên biển. Việc được trang bị radar N011 còn giúp SU-30 đảm đương được chức năng của một máy bay cảnh báo sớm. Điều đặc biệt lưu ý là SU-30MK2 mới đã được trang bị động cơ AL-31FP là phiên bản tiên tiến nhất của dòng AL-31F, có lực đẩy lên đến 14.500 kg/, ngang với lực đẩy của 117S AL-41F1S trên SU-35, độ linh hoạt không hề thua kém. Trong không chiến tầm gần, không gian hẹp kết cấu cánh mũi cùng động cơ AL-31FP có điều khiển vectơ định hướng hai chiều, giúp cho SU-30MK2 có vận tốc rất cao khả năng cơ động cực kỳ linh hoạt, đủ khả năng đối phó với những tiêm kích tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới kể cả SU-35.

SU-30MK2V có 12 giá treo vũ khí với tải trọng chiến đấu là 10 tấn vũ khí, trong khi tải trọng vũ khí tối đa là 12 tấn, tải trọng chiến đấu là lượng vũ khí tối đa mà máy bay có thể mang theo mà vẫn có thể tác chiến hiệu quả, còn tải trọng tối đa là lượng vũ khí lớn nhất mà máy bay có thể mang theo trong khi cất cánh, nhưng không thể tác chiến hiệu quả do tầm bay bị rút xuống quá ngắn, vũ khí trang bị của SU-30MK2V gồm có:

Thứ nhất là pháo: gồm hai khẩu GSH-30 cỡ nòng 30mm với 150 viên đạn.

Về tên lửa thì gồm rất nhiều loại tên lửa từ không đối không, không đối hải và không đối đất, các tên lửa không đối đất như CAH31 dài 4,7 đến 5,2 m, đường kính 0,36 m, nặng từ 600 đến 610 kg, đầu đạn 100 kg tốc độ đạt Mach: 2,5, tầm bắn từ 200 đến 110 km, loại tên lửa này có đơn giá vào khoảng từ 300.000 đến 500.000 đô la Mỹ/quả tức là từ 7 đến 12 tỷ đồng cho 1 lần bắn; tên lửa dẫn đường đối đất và đối hải như Kh-29, Kh-59ME, loại tên lửa này dài 3,9 đến 5,7 m, đường kính 0,38m, nặng 680 đến 930 kg, đầu đạn 320 kg. tốc độ đạt Mach: 0.8 đến 1,2, tầm bắn từ 10 đến 200 km, tên lửa Kh-29 hay được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên chiến trường và cơ sở hạ tầng lớn như các nhà chứa máy bay kiên cố, đường băng bê tông và cầu cảng. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng để tấn công các tàu có trọng tải lên đến 10.000 tấn.

Tên lửa Kh-59ME có giá vào khoảng 18 triệu USD/quả tức khoảng 442 tỷ Việt Nam đồng. Các tên lửa không đối không như tên lửa tầm ngắn dẫn đường bằng hồng ngoại Vympel R-73, tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động và hồng ngoại Vympel R-27, tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động R-77E, có tầm bắn từ 40 đến 170 km, trọng lượng đầu nổ từ 7,4 đến 39 kg, tốc độ đạt được từ Mach: 2,5 đến 4,5, tức là từ 3.000 đến 5.500 km/h, tên lửa R-77e có giá từ 500 đến 800.000 USD/quả tùy phiên bản.

Cuối cùng là bom. SU-30MK2V còn được trang bị các loại bom dẫn đường bằng laser như KAB-500L và KAB-1500l, KAB-500L có chiều dài khoảng 3,05 m, đường kính 0,35m, sải cánh 0,75 m, trọng lượng 525 kg với đầu đạn nặng khoảng 450 kg, bom có thể được thả từ độ cao 500 đến 5.000m, đầu dò có thể bắt mục tiêu ở cự ly tối đa 17 km với sai số chỉ 7m. Trong khi KAB-1.500L dài 4,28m, đường kính 0,82 m, nặng 1.500 kg là loại bom chuyên phá hầm ngầm và bê tông có thể xuyên sâu 20m đất hoặc 3m bê tông sau đó mới phát nổ, loại bom này khi nổ sẽ tạo ra một cái hố đường kính 20m. Viện nghiên cứu Hòa Bình Quốc tế StockHome cho biết vào năm 2009, Việt Nam đã nhận được 200 quả bom có điều khiển loại KAB-500/1500 để trang bị cho SU-30MK2.

SU-30MK2V là phiên bản đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Việt Nam để tác chiến trên biển, với tầm bay trên 3.000 km bao trùm toàn bộ biển Đông, sở hữu những tính năng vượt trội, nó hoàn toàn có thể đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa. Tuy nhiên với số lượng biên chế chỉ khoảng 35 chiếc lại chia làm 3 Trung đoàn tương đương với khoảng 12 chiếc cho mỗi Trung đoàn, nếu gộp cả SU-27 vào thì Việt Nam trung bình có khoảng 16 chiếc SU30/27 trực chiến, số lượng như vậy là tương đối mỏng trong trường hợp có giao tranh xảy ra trên Biển Đông.

Kể từ năm 2015 cho đến nay, đã có rất nhiều đồn đoán về việc Việt Nam mua các máy bay SU-30SM hay là SU-35. Tuy nhiên, chưa có hợp đồng nào được ký kết trong giai đoạn này, mọi đồn đoán bị đánh tan vào năm 2019 với hợp đồng trị giá khoảng 350 triệu USD về việc cung cấp 12 máy bay huấn luyện Yak-130 cho Không quân Việt Nam, tức là đủ một phi đội, 6 chiếc đầu tiên được Nga bàn giao cho Việt Nam vào ngày 13 tháng 11 năm 2021, đây là loại máy bay huấn luyện hiện đại 2 chỗ ngồi. Ngoài ra, nó cũng có thể tác chiến dưới vai trò là tiêm kích đa năng hạng nhẹ, loại máy bay này sẽ giúp huấn luyện các phi công làm quen với các loại máy bay hiện đại thế hệ thứ 5 như Sukhoi T-50, hay gần đây nhất là SU-75 Checkmate của Nga, thậm chí là cả F22 hay F35.

Rất rõ ràng mục tiêu của Việt Nam không chỉ dừng lại ở các dòng máy bay thế hệ thứ 4+ hay 4++ như SU-35, rất có thể trong thời gian tới Không quân Việt Nam sẽ đưa vào biên chế những dòng máy bay chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới