Thursday, March 28, 2024
Trang chủQuân sựMột căn cứ không quân gần Trạm Giang (TQ) được nâng cấp

Một căn cứ không quân gần Trạm Giang (TQ) được nâng cấp

Các chùm ảnh từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng một căn cứ không quân gần căn cứ hải quân quan trọng phía nam bằng việc bổ sung thêm đường băng thứ hai, các đường lăn và hai khu vực đậu máy bay mở rộng.

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 18 tháng 9 cho thấy việc mở rộng một căn cứ không quân của Trung Quốc.

Hình ảnh được Planet Labs cung cấp cho Defense News vào ngày 18 tháng 9 cũng cho thấy tại căn cứ không quân ở Toại Khê, tỉnh Quảng Đông một trong những sân đỗ máy bay mở rộng có sức chứa cho hơn 40 máy bay to nhỏ các loại.

Đường băng hiện có tại căn cứ Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nằm cách thành phố Trạm Giang khoảng 20 dặm về phía tây bắc, nơi có căn cứ hải quân lớn cho các tàu thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Đường băng này được nâng cấp kéo dài tới 3.500 m, tương đương 11.483 feet.

Bên cạnh đó có một đường băng mới thứ hai với độ dài 2.800 m, nằm song song với đường băng được kéo dài kia; và cả hai đều được xây dựng theo hướng đông tây.

Các đường lăn được mở rộng từ 18 lên 34 m sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành các loại máy bay lớn. Ngoài ra hai sân bay lớn ngay cạnh cũng được xây mới trong kế hoạch mở rộng.

Hai khu vực đậu máy bay có kích thước tương tự nhau, mỗi khu vực có chiều dài khoảng 1.300 m. Các bức ảnh vệ tinh cho thấy sân đỗ phía bắc đã có sơn kẻ đường lăn và bãi đậu máy bay, với các khoảng được chia đều cho 41 máy bay chiến đấu và 4 máy bay cỡ lớn.

Tuy nhiên, công việc xây dựng căn cứ này vẫn đang trong quá trình được tiến hành, với một cơ sở sản xuất bê tông có thể nhìn thấy ở cuối phía đông của đường băng phía nam và một cơ sở khác ở phía bắc của đường băng phía bắc.

Bên cạnh đó, có thể thấy một số cơ sở cũ của căn cứ không quân, bao gồm 19 nhà chờ máy bay và một khu phòng không. Tổ chức Jamestown trước đó đã xác định rằng khu phòng không này đang sở hữu một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9 vẫn còn hoạt động.

Tuy nhiên tại khu vực này, các hình ảnh vệ tinh không cho thấy rõ ràng bất kỳ khu vực phân tán máy bay mới nào hoặc nhà chờ máy bay cố định nào đang được xây dựng; cũng như không có dấu hiệu cho thấy các hầm trú ẩn nào được không quân Trung Quốc đang xây dựng.

Cận cảnh nhà chờ máy bay trong quá trình xây dựng căn cứ không quân của Trung Quốc, được cắt từ ảnh vệ tinh gốc.
Gần căn cứ quân sự này, cũng có các công trình xây dựng khác được cho là có liên quan. Decker Eveleth thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Monterey cho rằng cụm ba tổ hợp công trình này là các cơ sở lưu trữ và xử lý vũ khí cứng. Eveleth là người đầu tiên phát hiện các hầm chứa tên lửa hạt nhân đang được xây dựng ở Trung Quốc.

Các cơ sở nằm ở phía nam của căn cứ, một cơ sở gồm 8 công trình kiến trúc lớn và cơ sở còn lại gồm 12 công trình khác. 20 công trình kiến trúc lớn này dường như là những boongke cứng, mỗi chiếc dài khoảng 75 mét.

Cơ sở thứ ba, có vẻ như đang trong giai đoạn đầu của công việc xây dựng, có bốn kiến trúc nhỏ hơn, mỗi kiến trúc dài 40 mét.

Eveleth tiết lộ với Defense News rằng những cấu trúc này cũng sẽ đóng vai trò là cơ sở kiểm tra đạn dược, và các bộ phận khác nhau của đạn dược, như tên lửa; lưu ý thêm về chiều dài của kiến trúc và những gì được coi là cửa ra vào ở cả hai đầu.

Căn cứ không quân ở Toại Khê trước đây là nơi đóng quân của Lữ đoàn Không quân số 6 thuộc Bộ Tư lệnh Mặt trận miền Nam, đơn vị bay loại máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK do Nga chế tạo và là đơn vị vận hành máy bay đánh chặn Su-35 của Trung Quốc. Căn cứ cũng có chứa máy bay Guizhou WZ-7 Soaring Dragon, một máy bay không người lái có độ bền cao.

Việc mở rộng căn cứ không quân – đặc biệt là việc mở rộng các khu vực đậu máy bay và mở rộng đường lăn – sẽ cho phép các máy bay lớn hơn như máy bay ném bom H-6 hoặc máy bay tiếp dầu và vận tải Y-20 hoạt động. Vị trí gần Trạm Giang cũng là nơi lý tưởng để cung cấp khả năng phòng không cho căn cứ hải quân gần đó, là một trong hai căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải.

Hạm đội là nơi hầu hết các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc được giao nhiệm vụ và có trách nhiệm chính đối với các hoạt động hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông và Kênh Bashi, một nút thắt chiến lược giữa Đài Loan và Philippines.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới