Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnGiá dầu châu Âu định áp cho Nga là bao nhiêu

Giá dầu châu Âu định áp cho Nga là bao nhiêu

Sau khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 năm nay, nhiều quốc gia đã áp đặt các vòng trừng phạt nghiêm khắc đối với hành động xâm lược của Nga. Hôm 23/11, một nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, EU đang cân nhắc đề xuất của Nhóm G7 về việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu từ Nga ở mức từ 65 – 70 USD/thùng.

Các nhà ngoại giao EU cho biết, G7 đang xem xét giới hạn giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga trong khoảng từ 65 USD đến 70 USD/thùng.

Hãng tin Reuters của Anh đưa tin, Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), bao gồm Mỹ, cũng như Liên minh châu Âu (EU) và Australia dự kiến ​​sẽ ấn định mức giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga bằng đường biển bắt đầu từ ngày 5/12.

Ngày 23/11, một nhà ngoại giao EU cho biết, Nhóm G7 đang xem xét áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga được vận chuyển bằng đường biển trong khoảng từ 65 USD đến 70 USD/thùng.

Theo đó, các quốc gia thành viên EU đang xem xét đề xuất của G7 nhằm đạt được sự đồng thuận về vấn đề trên. Tuy nhiên, mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga là một vấn đề gây tranh cãi.

“Ba Lan, Litva và Estonia cho rằng, mức giá đề xuất từ 65 – 70 USD/thùng vẫn là quá cao và muốn giảm xuống bằng mức chi phí sản xuất. Trong khi đó, Cyprus, Hy Lạp và Malta lại cho rằng mức giá này quá thấp”, nhà ngoại giao EU cho biết.

Síp, Hy Lạp và Malta là những quốc gia có ngành vận tải biển lớn sẽ bị thiệt hại nhiều nhất nếu hàng hóa dầu của Nga bị cản trở, do đó họ yêu cầu được bồi thường cho những thiệt hại từ việc áp đặt giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga hoặc cho họ thêm thời gian để điều chỉnh.

Nhà ngoại giao EU cho biết, việc áp giá trần với dầu xuất khẩu của Nga tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển, do đó G7 cần ấn định một mức giá trung bình tốt hơn.

Theo nguồn tin của Reuters, khoảng 70% đến 85% khối lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga được thực hiện bằng tàu chở dầu và không thông qua các đường ống dẫn dầu trên đất liền. Do đó, mục đích của kế hoạch áp giá trần dầu xuất khẩu Nga bằng đường biển là nhằm ngăn chặn các công ty vận tải, công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm vận chuyển dầu mỏ của Nga trên toàn cầu; trừ khi mặt hàng này được bán với giá không cao hơn mức trần do G7 và các nước đồng minh đặt ra.

Hiện tại, các công ty vận tải và bảo hiểm lớn trên thế giới đều có trụ sở ở các quốc gia thành viên G7, nên kế hoạch áp giá trần sẽ khiến chính quyền Moscow khó bán dầu với giá cao hơn. Dầu mỏ cũng chính là nguồn thu xuất khẩu lớn nhất của Nga, đáp ứng khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu.

Đồng thời, với chi phí sản xuất dầu ước tính của Nga vào khoảng 20 USD/thùng, mức giá trần này vẫn cho phép Nga kiếm được doanh thu từ việc bán dầu, từ đó ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Nhà ngoại giao EU cho biết, hầu hết các nước còn lại của liên minh này, trong đó có Pháp và Đức (cũng là hai quốc gia thành viên G7) đều ủng hộ kế hoạch áp giá trần, duy chỉ lo ngại về khả năng thực thi kế hoạch này. Ba Lan và Hungary là hai quốc gia duy nhất trong số 27 quốc gia thành viên EU hoàn toàn phản đối việc áp giá trần dầu mỏ của Nga.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới