Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển ĐôngCSIS Mỹ: Quân đội Việt Nam rất có trách nhiệm khi mở...

CSIS Mỹ: Quân đội Việt Nam rất có trách nhiệm khi mở rộng 9 đảo ở Trường Sa

Năm 2022 dường như khu vực Biển Đông nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng, khá yên bình kể từ sau khi Nga xâm lược Ukraina. Trung Quốc mặc dù có những sự kiện lớn trong nước gây sự chú ý của thế giới, như Đại hội Đảng lần thứ 20, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng không như thường lệ có sự vụ trong nước là gây rối bên ngoài.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, Trung Quốc với năng lực quân sự ngày càng tăng cao, họ càng củng cố quyết tâm hiện thực hóa yêu sách, chủ quyền phi lý tại Biển Đông. Tranh thủ lúc tình hình khá yên tĩnh như kênh Biendong.net từng nhiều lần cập nhật, việc mở rộng không gian sinh hoạt cho nhân dân huyện đảo Trường Sa đang diễn ra với tốc độ nhanh, ổn định. Trong 21 điểm đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, nhiều đảo chìm đang dần hiện ra mặt đất, biến thành đảo nổi, nhiều đảo nổi từ nhỏ hóa to, việc Trường Sa biến đổi khí hậu trong một thời gian ngắn. Dĩ nhiên không qua khỏi sự bàn tán của dư luận quốc tế.

Mới đây ấn phẩm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington DC Hoa Kỳ đã có bài viết, đánh giá về hoạt động nạo vét ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

“Việt Nam đã và đang tăng tốc việc mở rộng hoạt động nạo vét bồi lấp tại một số tiền đồn của mình tại quần đảo Trường Sa vào nửa cuối năm 2022. Tạo ra khoảng 420 mẫu đất mới trong năm nay, nâng tổng số diện tích trong 10 năm qua lên tới 540 mẫu Anh. Công việc này, bao gồm hoạt động mở rộng tại 4 địa điểm được Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á xác định vào đầu năm nay và nạo vét tại 5 địa điểm mới được bổ sung, quy mô của công việc nạo vét bồi đắp. Mặc dù còn thua xa so với hơn 3.200 mẫu đất Anh được Trung Quốc tạo ra trong giai đoạn 2013-2016 lớn hơn đáng kể so với Việt Nam. Hoạt động của Hà Nội thể hiện một bước tiến lớn hướng tới việc củng cố vị thế của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa”.

Về hoạt động chính, phạm vi hoạt động bồi đắp tại đảo Nam Yết rạn san hô Phan Vinh, Sơn Ca, Tiên Nữ đang mở rộng đáng kể, kể từ lần cuối cùng được ghi nhận vào mùa hè này. Tại Đảo Nam Yết, Phan Vinh, Sơn Ca đều đang được mở rộng quy mô lớn. Trong đó, tại Nam Yết và Phan Vinh đang diễn ra hoạt động nạo vét tạo một âu tàu, để đón tàu cỡ lớn. Tổng kích thước của đảo Nam Yết và Phan Vinh hiện nay đã lên tới mức 117 mẫu Anh và 119 mẫu Anh đều lớn hơn đảo Trường Sa Lớn cỡ 97 mẫu Anh. Lưu ý, trước đây đảo Trường Sa Lớn được coi là tiền đồn lớn nhất của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Đặc biệt, Đá Tiên Nữ trước đây nơi đây chỉ có hai cấu trúc bê tông đặt trên nền đảo chìm, không gian sinh hoạt hạn chế, giờ đây có thể tự hào với 64 mẫu đất nhân tạo.

Cùng với hoạt động mở rộng ở các địa điểm cũ năm 2022, Việt Nam cũng bắt tay vào việc biến đổi diện tích tại 5 thực thể mới, mà trước đây chỉ là các tiền đồn nhỏ.

Từ tháng 11 năm 2021, công việc nạo vét đã diễn ra tại phía Đông Nam đá Thuyền Chài, trước khi công việc bồi lấp bắt đầu phần Đông Bắc vào tháng 5 năm 2022. Sau đó, lần lượt quá trình nạo vét khởi công tại rạn san hô Đá Lớn vào tháng 10, Đá Núi Le và Đá Lát vào tháng 11, sau cùng là Đá Tốc Tan vào tháng 12. Phạm vi của bãi bồi Thuyền Chài đã lên tới 58 mẫu Anh, cho thấy một điều một số thực thể sẽ là nơi được xây dựng các tiền đồn mới khá lớn. Trung tâm đã nghiên cứu của Mỹ đã khen ngợi về hoạt động bồi lấp của Việt Nam, không gây quá nhiều ảnh hưởng tới môi trường biển cả, hoạt động nào vét của Việt Nam liên quan đến việc sử dụng tàu nạo vét vỏ sò và thiết bị xây dựng, để xúc các phần rạn san hô nông và lắng đọng trầm tích trên khu vực được khoanh vùng để bồi lấp. Đây là một quá trình tốn nhiều thời gian hơn, nhiều công sức hơn nhưng ít ảnh hưởng tới môi trường biển hơn, so với hoạt động nạo vét của tàu nghiền san hô mà Trung Quốc sử dụng để xây dựng các đảo nhân tạo trái cho phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Có thể nói các hoạt động nạo vét của Việt Nam báo hiệu ý định củng cố các thực thể mà nước này đang đóng giữ tại Trường Sa.

Về phía Trung Quốc, rõ ràng họ biết rõ Việt Nam đang nỗ lực mở rộng các thực thể nhưng nhìn chung là họ im lặng về cấp ngoại giao, quốc phòng quốc tế. Do vậy, lịch sử cho thấy Bắc Kinh luôn để ý mọi thứ kể cả biến đổi nhỏ nhất và sẽ có phản ứng cho việc như vậy, chỉ là bao giờ và khi nào, đó là điều mà chúng ta phải đề phòng. Nhìn chung với tiềm lực ngân sách kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam hiện nay, Việt Nam dù chỉ mở rộng diện tích gần bằng 1/6 diện tích mà Trung Quốc tiến hành cách đây 6 năm, nhưng đó là một nỗ lực vô cùng to lớn của Đảng Nhà Nước, Quân đội và Nhân dân Việt Nam.

Điều quan trọng chính người Mỹ cũng công nhận Việt Nam mở rộng đảo nhưng làm mọi thứ để không ảnh hưởng tới môi trường biển cả. Điều này rất khác với Trung Quốc, mặc dù họ nhiều tiền và công nghệ hơn hẳn Việt Nam. Vậy, việc Việt Nam tiến hành bồi lấp mở rộng đảo nổi đảo chìm ở Trường Sa có lợi ích gì?

Điều đầu tiên đó là không gian sinh sống cho Bộ đội và Nhân dân huyện đảo Trường Sa, nhiều bạn theo dõi tình hình Biển Đông chắc là không thể không nhớ hình ảnh các đảo chìm mà Việt Nam đóng giữ giai đoạn năm 1987-1988, với mấy túp lều thô sơ dựng giữa biển cả, các chiến sĩ đóng giữ chỉ đủ không gian để ngủ, mặc mỗi chiếc quần lót. Thế mà vẫn hiên ngang trước họng súng quân thù.

Tới đầu thập niên 2000, đời sống ở Trường Sa được cải thiện hơn nhiều so với 10 năm trước đó, hầu như các đảo chìm ta đã xây dựng được công sự bê tông cốt thép, đáp ứng được đời sống ở mức tạm được cho bộ đội. Do vậy, giữa tứ bể mênh mông biển cả, kể cả các đảo nổi thật sự đời sống của Trường Sa được coi là vô cùng khắc nghiệt, cộng với không gian hạn chế, việc sinh hoạt còn khó chưa nói tới việc tổ chức lực lượng phòng thủ, triển khai binh khí kỹ thuật hạng nặng. Do đó, việc mở rộng diện tích các đảo nổi cũng như đảo chìm ở quần đảo Trường Sa, cho phép Việt Nam cải thiện đời sống của Bộ đội và Nhân dân trên một số đảo. Cải thiện đời sống ở đây không chỉ bao gồm không gian nghỉ ngơi, mà còn là các cơ sở phục vụ y tế, cứu thương, các không gian để trồng trọt, chăn nuôi tăng gia sản xuất, các không gian để lắp đặt các thiết bị điện năng, cũng như cung cấp nước ngọt cho bộ đội.

Do đó, việc mở rộng được thêm diện tích đất cho phép ở một số điểm đảo có khả năng bố trí các loại vũ khí hạng , tầm xa, chính xác cao mà chúng ta có trong tay, nổi bật là hệ thống Rocket tầm xa Extra mà Việt Nam nhập khẩu từ Israel, đây là loại Rocket hạng nặng cỡ 300ly có tầm bắn 150km, bán kính lệch mục tiêu chỉ trong vòng 10m, chính xác 99%. Điều hay ho bệ phóng Israel khá gọn, có thể linh hoạt đặt cố định hoặc đặt trên xe tải, tàu vận tải khi cần. Đây là ưu điểm của hệ thống vũ khí kiểu mô đun, có thể nghĩ ra một tình huống giả định ta bố trí Extra trực tiếp tại Trường Sa, đưa các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc vào tầm ngắn. Ví dụ, như đường băng dài hơn 3.000m mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở đá Vành Khăn, sau khi bồi lấp mở rộng đảo chìm chỉ cách đảo Sinh Tồn của Việt Nam đóng giữ khoảng 120km. Xin lưu ý, đây chỉ là ví dụ!

Hay là ngoài Extra, ta có thể bố trí các hệ thống tên lửa chống hạm như VCM01 tại khu vực Trường Sa, để tự chủ động phòng bị các cuộc tấn công của tàu địch. Dĩ nhiên phát hiện từ sớm, từ xa là điều tốt hơn cả. Việc mở rộng diện tích đảo đá cũng cho phép chúng ta tăng cường mạng lưới cảnh giới đường không, đường biển với việc bố trí các hệ thống radar hiện đại. Hiện nay, đã ghi nhận việc Việt Nam triển khai tại Trường Sa các hệ thống radar cảnh giới đường không P-18M với tầm chính xác khoảng 250km, có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình. Đáng chú ý để bảo quản radar tốt hơn trước khi hậu khắc nghiệt trên biển, ở một số điểm đảo đã mở rộng Việt Nam đã xây dựng được các máy vòm khổng lồ để các cánh sóng liên tục bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa.

Ngoài lợi ích khi có thêm đất, cần lưu ý rằng, ở nhiều điểm đảo kể cả đảo chìm lẫn đảo nổi. Việt Nam đang tích cực xây dựng các âu tàu, các âu tàu này sẽ là trạm hậu cần dịch vụ cho các đội tàu cá xa bờ, cung cấp chỗ tránh trú bão, cung cấp xăng dầu, cung cấp thiết bị y tế và sẵn sàng cứu hộ ngư dân đang ngày đêm phối hợp tham gia bảo vệ chủ quyền. Cùng với đó các âu tàu này cũng là căn cứ vững chắc cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền. Điều này có một lợi ích to lớn về thời gian, trước đây mỗi khi hết nhiên liệu lương thực các tàu của Việt Nam phải chạy về đất liền, vốn các Trường Sa hơn 500km. Trong các tình huống nóng bỏng, việc các lực lượng phải tạm rút vì lý do khách quan để lại lỗ hổng an ninh lớn trên biển, nhưng với các âu tàu ở Trường Sa giờ đây Việt Nam đã có một trạm hậu cần dày đặc, hỗ trợ hoạt động tuần tra đấu tranh bảo vệ chủ quyền dài ngày, với các âm mưu thâm độc của Trung Quốc tại quần đảo.

Chúng ta có thể ví von quần đảo Trường Sa giống như một tàu sân bay không thể chìm.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới