Saturday, April 20, 2024
Trang chủThâm cung bí sửCái chết thê thảm của một “đại tổng quản” văn nghệ sĩ...

Cái chết thê thảm của một “đại tổng quản” văn nghệ sĩ thời Mao

Có lẽ, Chu Dương chưa bao giờ có thể nhận ra điều gì đã định đoạt bi kịch của mình. Vận mệnh cá nhân của ông, giống như của vô số người dân Trung Quốc, đều bị coi như một món đồ chơi trong tay của ĐCSTQ.

Chu Dương từng là “tổng quản văn nghệ” của Mao Trạch Đông, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị phê phán là “đại biểu tuyến đen văn nghệ chống Mao” và bị bỏ tù 9 năm.

Chu Dương từng là “tổng quản văn nghệ” của Mao Trạch Đông, từng thanh danh hiển hách trong lĩnh vực văn nghệ tuyên truyền của ĐCSTQ. Nhưng trong thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” kéo dài 10 năm, ông bị phê phán là “đại biểu văn nghệ tuyến đen chống Mao Trạch Đông”, và bị bỏ tù 9 năm.

Hôm nay, dựa trên những tư liệu như “Mao Trạch Đông và ‘tổng quản văn nghệ của đảng’ Chu Dương”, chúng tôi sẽ kể cho quý vị nghe về câu chuyện cuộc đời của Chu Dương, người đã luôn cẩn mật đi theo Mao Trạch Đông, đột nhiên lại bị Mao chỉnh đốn, rơi từ đỉnh cao xuống vực sâu.

Chu Dương tôn sùng Mao Trạch Đông

Chu Dương là người Ích Dương, Hồ Nam, tốt nghiệp Đại học Đại Hạ Thượng Hải. Ông gia nhập ĐCSTQ năm 1927, du học Nhật Bản hai năm, sau khi trở về Trung Quốc năm 1930, ông giữ chức thư ký Liên minh đảng đoàn các nhà văn cánh tả Trung Quốc, thư ký Tổng đồng minh văn hóa, chủ biên tờ “Nguyệt báo văn học”.

Tháng 8 năm 1937, Chu Dương được điều động đến Diên An, được Mao Trạch Đông tín nhiệm và trọng dụng, lần lượt giữ chức sở trưởng Sở Giáo dục khu vực biên giới Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ, chủ nhiệm Ban Văn hóa Trung ương, viện trưởng Học viện Nghệ thuật Lỗ Tấn, hiệu trưởng Đại học Diên An v.v.

Vào tháng 5 năm 1942, ngay sau khi Mao Trạch Đông phát biểu tại Diễn đàn Văn nghệ Diên An, Chu Dương đã biên soạn cuốn sách “Chủ nghĩa Mác và Văn nghệ”, so sánh Mao Trạch Đông với tổ tiên của ĐCSTQ là Marx, Engels và Lenin. Trong lời nói đầu, ông ca ngợi bài phát biểu của Mao là “chính xác nhất, sâu sắc nhất và đầy đủ nhất” để giải quyết về căn bản vấn đề văn học nghệ thuật phục vụ quần chúng và làm thế nào để phục vụ quần chúng.

Vào thời điểm đó, Chu Dương hầu như xuất ngôn đều là ca ngợi Mao Trạch Đông, nhiều lần nói rằng Mao là một nhân vật kiệt xuất, rằng thật tuyệt vời khi Trung Quốc sản sinh ra một nhân vật kiệt xuất như vậy.

Ông cũng tự xưng mình là “nhà tuyên truyền tư tưởng văn nghệ của Mao Trạch Đông”, nói rằng: “Rất nhiều bài báo của tôi trước khi chúng được xuất bản, Mao chủ tịch đều đã đọc qua. Tôi có cảm tình đặc biệt đối với những bài báo mà ông ấy đọc, và tôi đặc biệt tôn trọng ông ấy.”

Sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền vào ngày 1/10/1949, Chu Dương lần lượt giữ các chức vụ thứ trưởng Bộ Văn hóa, thứ trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, phó chủ tịch Hội Nhà văn ĐCSTQ. Ông cũng là nhân vật thực quyền trong giới văn nghệ ĐCSTQ niên đại 50, 60 thế kỷ trước, được gọi là “sa hoàng văn nghệ”. Ông cũng là nhân vật then chốt trong mối quan hệ “thượng trình hạ đạt” giữa giới văn nghệ và Mao Trạch Đông, giới văn nghệ có động tác lớn nào, đều qua ông đệ trình các báo cáo và sắp xếp kế hoạch; Mao và trung ương có chỉ thị gì đối với giới văn nghệ, cũng do ông truyền đạt.

Có người nhận xét Chu Dương là “người thân cận nhất với Trung ương đảng và Mao Trạch Đông” trong giới văn học nghệ thuật Trung Quốc lúc bấy giờ.

Chu Dương theo Mao Trạch Đông chỉnh đốn người khác

Khi đó, Mao Trạch Đông đã phát động một loạt vận động chỉnh nhân trong giới văn nghệ. Về phần Chu Dương, đã trở thành người chấp hành chủ yếu quyết sách của Mao.

Hãy đơn cử một ví dụ. Năm 1954, khi Mao phát động một chiến dịch chính trị chống lại Hồ Thích, “đại biểu chung của phần tử trí thức giai cấp tư sản”, Chu Dương đã dốc sức tổ chức hàng chục hội nghị để phê phán tư tưởng Hồ Thích. Năm 1955, căn cứ những hội nghị phê phán này, Nhà xuất bản Tam liên Hồng Kông đã xuất bản một cuốn “Tuyển tập phê phán tư tưởng Hồ Thích”, tổng cộng 8 tập, gồm 150 bài với tổng số 2 triệu từ. Có thể hình dung được thanh thế của cuộc phê phán khủng khiếp như thế nào.

Đường Đức Cương, bạn của Hồ Thích, từng hồi ức rằng Hồ Thích lúc đó đang sống ở nước ngoài, ông “không viết một chữ nào để phản bác, nhưng cũng không bỏ qua một chữ nào”, chỉ xem xong rồi cười. Đường Đức Cương hỏi: “Lẽ nào không có một điểm học vấn và chân lý nào trong hàng triệu chữ này sao?” Hồ Thích trả lời: “Không có tự do học thuật, thì còn nói đến học vấn ở đâu?”

Năm 1955, Mao Trạch Đông phát động phong trào chống lại “tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong”. Chu Dương cũng tích cực hưởng ứng, truyền đạt và thực hiện kịp thời các chỉ thị khác nhau của Mao, còn đảm nhiệm tổ viên của “Tiểu tổ chuyên án tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong”.

Theo “Báo cáo phúc tra vụ án tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong” do Bộ Công an, Viện kiểm sát tối cao và Pháp viện tối cao ban hành, tổng cộng thanh tra 2100 người, bắt giữ 92 người, cách ly 62 và đình chức kiểm điểm 73 người. Trương Hiểu Phong, con gái của Hồ Phong, cho biết trong hồi ký của mình rằng thực tế còn có nhiều người bị liên lụy hơn thế. Và vụ án này, ĐCSTQ sau đó đã tự thừa nhận, là một vụ án oan sai từ đầu đến cuối.

Một ví dụ khác, vào năm 1957, Mao Trạch Đông đã phát động vận động chống phái hữu. Một số lượng lớn phần tử trí thức tài hoa trong giới văn nghệ sĩ lần lượt bị ngã ngựa, họ phải chịu đựng sự tra tấn về thể xác và tinh thần trong hàng chục năm, rất nhiều người bị bức hại đến mức vợ ly con tán, gia phá nhân vong.

Vào đầu năm 1979, Chu Dương tiết lộ tại một khóa tu lý luận do Hồ Diệu Bang chủ trì: “Trước khi bắt những người phái hữu, chủ tịch [Mao] đưa cho tôi một danh sách, từng người trong danh sách đều phải ‘chụp mũ’, yêu cầu tôi mỗi ngày phải báo cáo ‘chiến quả’. Tôi nói, có người trong thời kỳ ‘Minh phóng’ không nói gì cả, không có tài liệu, làm thế nào đây? Chủ tịch nói, lật lại sổ nợ Diên An! Tôi đương thời thường hay nói ‘tại kiếp nạn trốn’, mà nhiều người nghe không hiểu.”

Chu Dương cũng thừa nhận: “Trong Bộ Tuyên giáo Trung ương, tôi và (bộ trưởng) Lục Định Nhất đều rất ‘cánh tả’. Cho dù không có danh sách này của chủ tịch [Mao], e rằng tình huống cũng không khá hơn bao nhiêu.”

Đến năm 1965, Mao lại phát động phê phán Điền Hán, tác giả quốc ca Trung Quốc, Hạ Diễn, người tiên phong sự nghiệp điện ảnh của ĐCSTQ và Dương Hàn Sanh, nhà văn và nhà biên kịch danh tiếng của ĐCSTQ.

Lời phê phán này đối với Chu Dương mà nói, là một tín hiệu rất đáng ngại. Bởi vì vào những năm 1930, bốn lãnh đạo của Ủy ban Văn hóa Trung ương — Điền Hán, Hạ Diễn, Dương Hàn Sanh và Chu Dương — đã bị Lỗ Tấn chế giễu là “bốn gã đàn ông”.

Theo hồi ức của Trương Quang Niên, cấp dưới cũ của Chu Dương và là cựu phó chủ tịch Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, lúc đó Mao Trạch Đông đã nói với Chu Dương: “Cậu có mối liên hệ chặt chẽ với những người này, chẳng lẽ cậu không thể làm gì được sao?”

Khi đó, Chu Dương lẽ ra phải có dự cảm, chẳng mấy chốc sẽ đến lượt mình bị trừng phạt.

Cách mạng Văn hóa, Chu Dương bị Mao cầm tù 9 năm

Tuy nhiên, ông vẫn nỗ lực theo sát Mao Trạch Đông. Về phần Mao Trạch Đông, Mao chỉ trích ông là “không nhạy bén về chính trị”, ngờ vực ông tâm từ thủ nhuyễn, lập trường yếu đuối không cứng rắn.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 1963, Mao đã viết một phê thị, tuyên bố rằng “Nhiều bộ phận của giới văn học và nghệ thuật vẫn do ‘người chết’ cai trị”.

Vào ngày 27 tháng 6 năm 1964, Mao viết một chỉ thị khác, phê bình các hiệp hội khác nhau trong giới văn nghệ: “Trong mười lăm năm, về cơ bản họ đã không chấp hành các chính sách của đảng… họ đã rơi vào bờ vực của chủ nghĩa xét lại. Nếu không nhận thức cải tạo, một ngày nào đó trong tương lai, tất sẽ biến thành một nhóm giống như đoàn thể Petofi của Hungary.”

Vào tháng 2 năm 1966, thụ ý của Mao Trạch Đông, Giang Thanh từ hậu trường ra trước sân khấu, làm “Kỉ yếu hội nghị chuyên đề về công tác văn nghệ bộ đội do Lâm Bưu ủy quyền Giang Thanh tổ chức”, phủ nhận hoàn toàn công tác văn nghệ trong 17 năm kể từ khi ĐCSTQ kiến chính.

Ngày 1 tháng 7 năm 1966, tạp chí “Hồng kỳ” đăng lại bài “Bài phát biểu tại Diễn đàn Văn nghệ Diên An” của Mao, ghi chú của biên tập viên công khai điểm danh Chu Dương, nói rằng ông là “phần tử chủ nghĩa xét lại phản cách mạng, người cừu hận khắc cốt tư tưởng Mao Trạch Đông”, từ đầu đến cuối luôn cự tuyệt thực hiện đường lối văn nghệ của Mao Trạch Đông, ngoan cố kiên trì hắc tuyến văn nghệ của giai cấp tư sản, chủ nghĩa xét lại.

Chỉ trong một đêm, Chu Dương đã trở thành đại biểu cho hắc tuyến văn nghệ giai cấp tư sản, bị gán cho rất nhiều đại tội danh, các bài báo “chỉ trích phê phán Chu Dương” tràn ngập các mặt báo và tạp chí.

Vào tháng 12 năm đó, phái tạo phản đưa Chu Dương, người đang dưỡng bệnh tại Thiên Tân, trở về Bắc Kinh và nhốt ông lại. Sau đó, Chu Dương bị đeo bia trước ngực, bị áp giải vào những hội nghị phê đấu lớn lớn nhỏ nhỏ ở Bắc Kinh.

Con trai thứ hai của Chu Dương, Chu Mại, từng tận mắt chứng kiến trường cảnh ​​cha mình bị phê đấu ở sân vận động Công nhân. Ông ghi lại:

“Cha tôi thể lực yếu, kiệt sức và ngã quỵ xuống đất. Những người xung quanh nhìn chằm chằm vào tôi. Tôi vờ như không có chuyện gì, giơ tay hô khẩu hiệu, những điều này tôi đã tập quen từ lâu. Khi cuộc họp kết thúc, hai thanh niên lôi cha tôi ra đài phê đấu, kéo ông từ đầu này sang đầu kia sân khấu để cho mọi người xem, giật tóc ông nhiều lần, giật ngửa rồi đè đầu ông xuống, lúc này tôi sâu sắc nhận ra rằng, tương lai của một cá nhân là không thể nào tưởng tượng được, làm sao tôi có thể tưởng tượng được, lần đầu tiên nhìn thấy người cha ốm yếu của mình lại là trong một sân vận động lộ thiên man rợ, xú lậu, không còn tôn nghiêm của con người.”(Theo Lý Huy văn tập “Vãng sự thương lão”)

Sau khi Chu Dương bị phê đấu, ông đã phải ngồi tù 9 năm.

Theo lời ông kể lại với người thân, những người trong tổ chuyên án đánh người rất có thủ đoạn, tát người ta đến choáng váng, có khi làm người ta ngất đi, mà không thấy vết thương bên ngoài.

Ông sợ nhất là những người đó sẽ thay phiên nhau tra khảo ông suốt ngày đêm, với những bóng đèn mấy trăm oát (W) chiếu thẳng vào mặt khiến ông không ngủ được, bức ông phải thừa nhận mình là phản bội, gián điệp. Ông nói, tôi chưa từng bao giờ bị bắt, làm sao tôi có thể phản bội? Có lúc Chu Dương buồn ngủ quá ngủ thiếp đi, bọn côn đồ vặn tai đánh thức ông dậy, kéo đi kéo lại, một nửa tai trái của ông đã bị đứt ra, nửa còn lại vẫn dính vào lỗ tai đã chết.

Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu, nhân vật số hai trong ĐCSTQ, chết trong một vụ tai nạn máy bay ở Mông Cổ. Sau đó, vũ đài chính trị của ĐCSTQ xuất hiện nới lỏng. Lâm Bưu trở thành con dê tế thần của Mao Trạch Đông, nhóm người bị Mao đả đảo lần lượt được ra tù.

Vào ngày 2 tháng 7 năm 1975, Mao chỉ thịt: “Vụ án của Chu Dương có thể được xử lý nhẹ, phân phối công tác, người bệnh có thể được dưỡng bệnh và điều trị. Việc giam giữ dài hạn không phải là biện pháp.” Không lâu sau, Chu Dương lấy lại tự do.

Lần đầu tiên ra khỏi nhà tù Tần Thành, Chu Dương gần như mất năng lực biểu đạt. Vài ngày sau, ông dần dần có thể nói vài từ, điều đầu tiên ông nói với con trai cả Chu Ngải Nhược là: “Đáp bang Mao Chủ tịch…” Đây là câu thổ ngữ của Ích dương, Hồ Nam, có nghĩa là “Báo đáp Mao Chủ tịch”.

Chu Ngải Nhước lập tức hỏi ngược cha: “Vậy là ai đã nhốt cha lại?”

Kết ngữ

Sau khi Chu Dương lấy lại tự do, ông đã nhiều lần tiến hành kiểm điểm bản thân và xin lỗi những nhân sĩ trong giới văn nghệ đã từng bị ông chỉnh đốn trước Cách mạng Văn hóa. Năm 1983, ông đưa ra một báo cáo nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Marx, trong đó ông phản ánh về các vấn đề “sự dị hóa” và “chủ nghĩa phản nhân đạo” trong ĐCSTQ. Sự phản tư này đề cập đến một vấn đề căn bản của ĐCSTQ, đó là vấn đề đảng tính và nhân tính. Ông tin rằng người ta nên có một chút nhân tính, kết quả ông lại lần nữa chịu đại phê phán.

Ngoại giới tin rằng đòn đả kích giáng xuống Chu Dương trong lần phong ba này còn nhiều hơn thảm nạn nhà tù của Cách mạng Văn hóa. Vào cuối tháng 8 năm 1984, Chu Dương đột nhiên bị câm, sau đó tình trạng bệnh của ông xấu đi, ông trở thành người thực vật. Sau 4 năm nằm việc, ông mất ngày 31 tháng 7 năm 1989.

Có lẽ, Chu Dương chưa bao giờ có thể nhận ra điều gì đã định đoạt bi kịch của mình. Vận mệnh cá nhân của ông, giống như của vô số người dân Trung Quốc, đều bị coi như một món đồ chơi trong tay của ĐCSTQ. Trong những năm qua, những gì ĐCSTQ đã làm là hủy hoại sinh mệnh, ngăn cản nhân tâm hồi quy hướng tới chân thành, thiện lương. Nếu bạn không thể thoát khỏi cạm bẫy và khuôn khổ của ĐCSTQ, không thoát khỏi xiềng xích của tà ác, bạn sẽ không thể có được tự do và ánh sáng quang minh.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới