Thursday, April 25, 2024
Trang chủQuân sựUkraine nói phi công đang 'chết mòn' vì chờ tiêm kích Mỹ

Ukraine nói phi công đang ‘chết mòn’ vì chờ tiêm kích Mỹ

Tướng Serhii Holubtsov của không quân Ukraine tuyên bố phi công nước này có thể lái tiêm kích F-16 chỉ sau 6 tháng đào tạo.

Các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và Romania tuần tra tại Romania.

“Những phi công giỏi nhất của tôi đang chết dần khi chờ chiến đấu cơ F-16”, tướng Holubtsov, chỉ huy các đội bay của không quân Ukraine, nói trong cuộc phỏng vấn với tờ The Times mới đây.

Ông Holubtsov nói rằng các máy bay của phương Tây gửi đến càng sớm thì Ukraine càng có thể sớm giành chiến thắng và cứu thêm nhiều mạng người.

Vị chỉ huy cho biết một đánh giá của phía Mỹ gần đây nêu rằng các phi công của Ukraine có thể sử dụng chiến đấu cơ F-16 trong chưa đầy 6 tháng đào tạo. Ông nói rằng hai phi công vừa quay về Ukraine hồi tuần trước sau cuộc đánh giá gắt gao của quân đội Mỹ.

“Họ đã dành 3 tuần ở đó và được huấn luyện trên máy giả lập F-16 cách bay cùng nhau trong vai trò đang sử dụng vũ khí. Kết quả rất tốt và các phi công Ukraine có thể họ bay và vận hành hệ thống vũ khí trên F-16 trong chưa đầy 6 tháng”, ông Holubtsov nói.

Ông Holubtsov phản bác đánh giá của các quan chức NATO cho rằng việc huấn luyện phi công Ukraine có thể kéo dài nhiều năm. Ông cũng nhấn mạnh là một số phi công có thể được đào tạo trong thời gian ngắn hơn nữa. “Kỹ năng của các phi công được đánh giá cực kỳ cao và hai người đó chỉ là phi công trung bình. Mỗi người có tố chất độc nhất nên cần có kế hoạch huấn luyện cá nhân. Nhưng sau kỳ đánh giá này, chúng tôi có thể rút ngắn đáng kể thời gian, tùy thuộc vào kinh nghiệm trước đó của các phi công Ukraine”, vị chỉ huy nói.

Trong khi Ukraine nhiều lần kêu gọi nhưng Mỹ vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc chuyển giao chiến đấu cơ, nhấn mạnh rằng đó không phải là ưu tiên viện trợ vào thời điểm này.

Trong khi đó, Ba Lan và Slovakia gần đây cam kết sẽ chuyển giao các chiến đấu cơ MiG-29 thời Liên Xô cho Ukraine. Riêng quyết định này cũng đã được cân nhắc từ lâu do lo ngại làm leo thang xung đột.

Về phần Ukraine, nước này cần một loại máy bay có nhiều phụ tùng để dễ dàng sửa chữa, thay vì nhiều loại khác nhau.

“Chúng tôi không giới hạn vào một mẫu cụ thể nào, mà là vào những đặc tính kỹ thuật. Nếu có những máy bay khác có thể mang theo và sử dụng cùng loại đạn, có chung đặc điểm như F-16, chúng tôi có thể sử dụng nó. Chúng tôi đã tập trung vào F-16 vì biết có hơn 4.000 chiếc trên toàn cầu, nên sẽ dễ để tìm được phụ tùng và thay thế”, tướng Holubtsov nói.

Vị chỉ huy bác bỏ những lo ngại về việc chiến đấu cơ phương Tây sẽ nhanh chóng bị bắn hạ sau khi chuyển giao, nhấn mạnh Ukraine có nhiều sân bay để che giấu máy bay và đang nhận thêm các hệ thống phòng không để bảo vệ.

“Nếu chúng tôi có F-16 với tên lửa AIM-120 và tầm bắn 180 km, chúng tôi có thể đẩy máy bay Nga ra xa hơn nhiều (khỏi các thành phố tiền tuyến)”, ông Holubtsov nói.

Mặt khác, vị chỉ huy cho rằng việc không quân Ukraine dần chuyển sang sử dụng các chiến đấu cơ theo tiêu chuẩn của NATO là điều không thể tránh khỏi. Các loại vũ khí cho máy bay mà Ukraine đã nhận như tên lửa chống radar HARM-88 hay bom JDAM không thể được sử dụng một cách hiệu quả từ máy bay cũ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới