Thursday, March 28, 2024
Trang chủQuân sựVì sao Nga áp đảo Ukraina trong không chiến

Vì sao Nga áp đảo Ukraina trong không chiến

Quan chức Ukraine thừa nhận các tiêm kích thế hệ mới đang giúp Nga gia tăng thế áp đảo trên chiến trường ở khu vực Donbass, đặc biệt là Su-35.

Tiêm kích Su-35S của Nga.

Dẫn lời quan chức cấp cao ẩn danh của Ukraine cho biết, các tiêm kích thế hệ mới của Nga, ví dụ như Su-35, đang giúp Moscow gia tăng thế áp đảo trong không chiến với Kiev.

Giới quan sát nhận định, đây có thể là một diễn biến không có lợi cho Kiev vì trong hơn một năm qua, việc Nga không kiểm soát được hoàn toàn không phận của Ukraine được xem là một phần nguyên nhân khiến thế trận trên thực địa giằng co. Nếu Nga gia tăng áp đảo trên không, Ukraine sẽ đối mặt với thách thức trong giai đoạn kế tiếp của chiến sự.

Quan chức Ukraine cho biết, Nga đã thay thế các phiên bản Su-35 cũ bằng biến thể mới hơn ở Ukraine.

Su-35 phiên bản nâng cấp được trang bị radar và tên lửa tầm xa rất hiệu quả, và Nga đang sử dụng những tiêm kích này để tấn công các máy bay phản lực của Ukraine trên không cũng như hỗ trợ cho lực lượng mặt đất. Quan chức trên thừa nhận, Ukraine chưa có năng lực để đối phó với mối đe dọa từ những chiếc Su-35 này.

“Việc Nga chiếm được ưu thế trên không là rủi ro thực sự”, quan chức trên nói, nhấn mạnh việc phương Tây viện trợ thêm các tổ hợp phòng không là ưu tiên số 1 hiện nay của Ukraine.

Hai quan chức Ukraine khác xác nhận rằng sự áp đảo của Nga trên bầu trời trong khu vực chiến sự là vấn đề hàng đầu với Kiev. Mặt khác, một quan chức Ukraine nói rằng Nga có “số lượng máy bay nhiều gấp 12 lần” so với Ukraine, theo ABC News.

“Đây là vấn đề. Điều chúng tôi liên tục nói với Mỹ rằng, cuối cùng, sẽ không còn giải pháp nào khác là viện trợ tiêm kích phương Tây cho chúng tôi”, ông nói.

Mỹ cho tới nay vẫn chưa đáp ứng lời kêu gọi của Ukraine về việc chuyển tiêm kích cho Ukraine, do lo ngại xung đột có thể vượt tầm kiểm soát.

Trong khi đó, Đại tá Mỹ đã nghỉ hưu Steve Ganyard cho biết, ông tin rằng ưu thế trên không của Nga dường như phần lớn phụ thuộc vào việc Moscow có số lượng máy bay áp đảo đối phương.

Ông Ganyard nói: “Đôi khi số lượng có ưu thế hơn chất lượng. Tình trạng thiếu máy bay và hệ thống phòng không đang đặt Ukraine vào thế bất lợi ngày càng tăng”.

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, các tiêm kích Su-35S thường được Moscow sử dụng để tấn công các mục tiêu của quân đội Ukraine. Các tiêm kích đánh chặn và tên lửa tầm xa của Moscow đang gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Ukraine.

Ví dụ, Su-35S kết hợp với tên lửa không đối không R-77-1 được xem là một trong những cặp vũ khí hiệu quả hàng đầu khi không chiến ở Ukraine.

Su-35S duy trì độ cao và sử dụng radar N135 Irbis-E để đảm bảo không phận tại khu vực hoạt động không có các mối đe dọa trên không từ đối thủ. Su-35S có khả năng phối hợp hoạt động tác chiến của các máy bay khác trên không, nghĩa là nó có thể thực hiện các chức năng của một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AWACS).

Ở chế độ theo dõi bình thường, trong khi quét, radar Irbis-3 có thể quét 120 độ ở hai bên và phát hiện các mục tiêu kích cỡ 3m2 trong phạm vi 200km. Nhờ vậy, Su-35S có khả năng nhìn bao quát từ trên cao, khóa mục tiêu Ukraine từ khoảng cách hàng trăm km, sau đó phóng tên lửa R-77-1 xuống để tấn công vào máy bay Ukraine.

Radar tìm kiếm chủ động trên tên lửa R-77-1 kết hợp với các radar hiện đại N011M và N035 cho phép Nga bắn tên lửa, sử dụng chế độ quét để theo dõi (TWS).

Chế độ TWS cho phép radar có thể theo dõi một hoặc nhiều mục tiêu, khiến cho tên lửa được truyền đầy đủ thông tin từ giai đoạn phóng ra cho tới khi gần mục tiêu. Vào giai đoạn cuối, radar của tên lửa mới được kích hoạt, cho phép nó qua mặt thiết bị cảnh báo radar của Ukraine. Hay nói cách khác, khi Ukraine phát hiện ra tên lửa bay tới, họ gần như không còn phương án nào để né tránh.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới