Monday, October 14, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBẫy nợ của TQ và tác động đến các quốc gia Nam...

Bẫy nợ của TQ và tác động đến các quốc gia Nam Á như thế nào?

Hôm 30/3, hội thảo “Bẫy nợ của Trung Quốc và tác động đến các quốc gia Nam Á” đã diễn ra tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đứng ra chủ trì và tổ chức, nhằm làm rõ thực trạng sử dụng các công cụ nợ, chính sách cho vay đối với các quốc gia khác của Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó đối với các quốc gia Nam Á.

Tham dự hội thảo có TS. Phạm Cao Cường – Phó Viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á; Học giả của Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, cùng toàn thể cán bộ thuộc Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.
Đại diện của một số Viện Nghiên cứu đã có tham luận trình bày tại buổi hội thảo với nội dung tập trung vào 3 vấn đề chính: Chính sách và chiến lược của Trung Quốc đối với các khoản vay đối với các quốc gia Nam Á; ảnh hưởng của bẫy nợ của Trung Quốc đối với các quốc gia Nam Á; rủi ro và thách của các quốc gia Nam Á khi dính vào bẫy nợ của Trung Quốc.

Các bản tham luận đến từ đại diện Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á được các bên liên quan đánh giá cao. Đặc biệt, tham luận của TS. Vũ Quý Sơn – Viện nghiên cứu Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm tại hội thảo, khi nội dung tham luận đã chỉ ra cách nhìn nhận, đánh giá của Bắc Kinh cũng như phương Tây về “bẫy nợ” của Trung Quốc, đồng thời nêu ra góc nhìn về việc Trung Quốc đang lợi dụng “bẫy nợ” để chỉ trích Mỹ và phương Tây.

Phát biểu tại hội thảo TS. Phạm Cao Cường – Phó Viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á nhấn mạnh: ‘Từ việc đánh giá bẫy nợ của Trung Quốc để xem sự tác động nó ảnh hưởng tới các khu vực, quốc gia khác như thế nào. Chúng ta thấy rằng, việc này tác động hai chiều, tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, tác động như thế nào lại phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia nhận khoản nợ từ Trung Quốc’.

Hội thảo “Bẫy nợ của Trung Quốc và tác động đến các quốc gia Nam Á” là cơ hội để các diễn giả, học giả nhận diện những rủi ro, thách thức, sự phụ thuộc của các quốc gia Nam Á khi dính vào bẫy nợ, những khoản vay của Trung Quốc hay sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các quốc gia Nam Á. Từ đó, làm rõ cách thức mà Trung Quốc tạo ra các bẫy nợ đối với các quốc gia Nam Á và những tác động, thách thức, rủi ro của các quốc gia Nam Á khi dính líu vào bẫy nợ của Trung Quốc.

Ngoại giao bẫy nợ là chính sách hoặc công cụ kinh tế trong đó một quốc gia giúp quốc gia kia xây dựng một dự án cơ sở hạ tầng chiến lược bằng cách cung cấp một khoản vay khổng lồ, đôi khi nhiều hơn chi phí ước tính của dự án. Số lượng các khoản vay do Trung Quốc cung cấp là rất lớn và thậm chí giúp nước này hoàn thành dự án nhưng ngược lại, cũng khiến nước này phụ thuộc vào nó

RELATED ARTICLES

Tin mới