Saturday, April 20, 2024
Trang chủQuân sựVũ khí - Khí tàiHãy còn 300 xe tăng PT-76 của Quân đội Việt Nam

Hãy còn 300 xe tăng PT-76 của Quân đội Việt Nam

Cùng bàn luận về 300 chiếc xe tăng PT76B có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Xe tăng lội nước PT-76B của Hải quân đánh bộ Việt Nam

Ngoài T54-55, T59, T62 và T90 Việt Nam vẫn còn khá nhiều loại xe tăng khác. Không tự dưng mà mấy ông thế giới bảo Việt Nam phải có tới 1.800 chiếc xe tăng các loại, tính về số lượng là nhiều nhất Đông Nam Á đấy. Tôi khẳng định Campuchia, Lào, Philippines, Đông Timor, Brunei có thể bỏ qua khỏi cần đếm, các nước giàu có ở khu vực như Thái Lan hiện cũng chỉ có hơn 500 xe tăng. Myanmar có gần 900 trước quân đội Indonesia xếp thứ 13 thế giới cũng chỉ có hơn 300 xe. Malaysia chỉ có 48 xe tăng chủ lực dù lãnh thổ lớn hơn cả Singapore. Singapore thì nhiều hơn cỡ 170 chiếc, rất giàu có chỉ là không có đủ đất để xe tăng chạy và bắn.

Ngoài các xe tăng thường xuyên được chúng tôi nhắc tới như T54-55, T90, hiện nay Việt Nam ước tính còn khoảng 300 xe tăng hạng nhẹ PT76B và chừng 150 xe tăng hạng nhẹ kiểu 63 của Trung Quốc hay ta còn gọi là K-6385. Các xe tăng hạng nhẹ này thường được chúng ta trang bị cho các lữ đoàn Tăng Thiết Giáp ở vùng sông nước Cửu Long nơi có địa hình không phù hợp với hoạt động tác chiến của xe tăng chủ lực hạng nặng. Bên cạnh đó, đây cũng là trang bị thiết giáp nòng cốt của binh chủng Hải quân đánh bộ. Với khả năng bơi lội rất tốt có thể bơi biển khai hỏa ngay trên biển, PT-76 và K-6385 được ưu tiên trang bị cho các tiểu đoàn tăng thiết giáp thuộc biên chế các lữ đoàn hải quân đánh bộ chủ lực làm nhiệm vụ phòng thủ và tái chiếm bờ biển hải đảo.

Mặc dù cũng là dòng tăng có vai trò quan trọng trong lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam, tuy nhiên cũng tương tự như phần lớn xe tăng T-54-55 hiện nay, PT76 là dòng xe tăng cũ được sản xuất từ thập niên 50-60 và bị coi là dòng tăng lỗi thời.

Điểm lại cho bạn nào chưa rõ PT76 ra đời theo yêu cầu của Hồng quân Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai về một phương tiện chiến đấu bọc thép cho các đơn vị trinh sát đổ bộ có thể bơi biển bơi sông mà không cần chuẩn bị nhiều. Cuối thập niên 40 đề án Object 740 do kỹ sư Sasamurin công tác tại nhà máy xe tăng Yabin đã nhận được cái gật đầu từ Bộ Quốc phòng Liên Xô. Vào thời điểm bây giờ động cơ phản lực nước của PT76 được coi là thiết kế mang tính sáng tạo rất cao. Một nguyên mẫu đã được chế tạo vào năm 1950 chính thức được biên chế từ tháng 8/1951 với định danh PT76. Chiếc xe tăng nặng 14,6 tấn dài 7,63 m rộng 3,15m cao 2,23m với thiết kế thân hình khá giống với một chiếc thuyền.

Với yêu cầu nhiệm vụ tối ưu cho khả năng bơi lội không có gì lạ lùng khi vỏ giáp PT-76 đúng chuẩn xe tăng hạng nhẹ làm bằng thép cán nguội với độ dày 20mm, nghiêng 35 độ ở mặt trước, tháp pháo 10 ly nghiêng 80 độ của mặt trước thân xe. Đó là các vị trí giáp dày nhất, đủ để chống được đạn súng máy hạng nặng cỡ 12ly7 và 14.5 ly bắn từ khoảng cách 500 đến 1000m. Dù vậy, do mặt trước được vát nghiêng lớn lên tới 80 độ khiến giáp trước của PT-76 khá đặc biệt có thể chống được đạn súng chống tăng tùy từng tình huống. Trong trận làng vây năm 1968, xe tăng PT-76 của quân giải phóng đã hứng hơn 100 quả đạn chống tăng M72L của Mỹ mà không bị xuyên phát nào. Đôi khi nó lại có những biến số lạ lùng tới vậy.

Đổi lại với vỏ giáp nhẹ PT-76 dĩ nhiên có khả năng bơi lội tuyệt vời. PT-76 là xe tăng duy nhất thời đó có khả năng lội nước hoàn toàn. Nó cũng là phương tiện đầu tiên sử dụng vòi phun nước để đẩy cho mặt nước thay vì chân vịt. Nó có thể bơi với tốc độ 10,2 km/h trên mặt sông, mặt hồ, mặt biển. Đặc biệt PT-76 tạo áp suất tĩnh trên mặt đất rất thấp cho nên có thể di chuyển dễ dàng trên tuyết mềm và địa hình lầy lội. Đó là lý do PT-76 được quân đội ta trang bị cho các lữ đoàn thiết giáp ở Quân khu 9 khu vực có địa hình sông ngòi đất nền phức tạp.

Về hỏa lực, PT-76 được trang bị khẩu pháo rãnh xoắn 76,2 ly D56T có cự đi bắn hiệu quả khoảng 1,5 km. Lúc bấy giờ cũng đã là khá tốt, hiếm có khẩu pháo nào cùng thời lúc đó lại có thiết kế bầu hút khói nằm ở 2/3 thân nòng. Vũ khí của PT-76 được cải tiến qua từng thời kỳ. Năm 1957 các phiên bản PT-76 được chuyển sang khẩu D56TM với bộ giảm giật ở đầu nòng. Từ thế hệ PT-76B đã được trang bị hệ thống ổn định tầm hướng FTP-2P cung cấp tỷ lệ bắn trúng chính xác cao khi xe đang hành tiến cũng như đang bơi trên mặt nước. Cơ số đạn trên xe bao gồm 40 viên trong đó có 4 viên nổ mảnh chống bộ binh, 4 viên xuyên giáp nổ mạnh, 4 viên xuyên giáp loại cứng và 4 viên nổi lõm chống tăng. Trong đó cao cấp nhất là đạn xuyên BR-354P có lõi làm bằng tungsteng xuyên được 120mm thép ở cự ly bắn 100m, 90mm ở cự ly bắn 500m và đạn BK354 xuyên 200mm ở góc chạm thẳng. Xin nhắc lại hỏa lực thời bây giờ như thế là đủ để tiêu diệt các xe tăng chủ lực cùng thời như M-48 của Mỹ, SenTorian của Anh.

Trong trận Bến Hết đêm ngày 3/3/1969, đại đội xe tăng 16 của quân giải phóng với 4 xe PT 76 đã chạm trán bắn xe tăng M48 của Mỹ. Tuy không có kính nhìn đêm nhưng nhờ quan sát chớp lửa đầu nòng, xe tăng PT-76 của ta đã bắn trúng tháp pháo M48 bằng một viên đạn nổ khiến kíp lái bốn người tử vong. Trong chiến tranh không phải là cứ xe tăng hạng nhẹ gặp hạng nặng là sợ hãi bỏ chạy. Chiến đấu đến cùng đánh nhau không chỉ dựa vào tham số mà còn phải dựa vào bản lĩnh của người lính chứ không như chơi game đâu anh em ạ.

Dẫu vậy đoàn tham số của thập niên 50-60 sau hơn nửa thế kỷ trang bị PT 76 tới nay không còn là đối thủ của vũ khí chống tăng hiện đại cũng khó lòng là đối thủ của các xe tăng hiện đại với máy tính đường đạn, khí tải ngắm bắn có thể phát hiện mục tiêu cách tới vài nghìn mét chứ không còn là giao chiến giữa hoàn toàn vào cơm và bánh mì.

Cũng đúng thôi công nghệ vũ khí thì phải phát triển, dĩ nhiên, quân đội ta thừa hiểu sự lạc hậu của T-54, 55, PT 76. Nhưng thay một lúc 1.800 xe tăng là chuyện mà không phải quốc gia nào cũng đủ sức làm trong 10-20 năm. Không tự dưng mà khối Đông Âu sau hơn 20 gia nhập NATO vẫn không đủ khả năng thay hết số xe tăng thời Liên Xô. Với các nước có khả năng sản xuất còn phải thay thế từng bước trong vài thập kỷ như Trung Quốc thay hàng nghìn xe tăng T59 bằng các đời mới như kiểu 96B và kiểu 99. Còn với các nước phải đi mua đó thực sự là một việc bất khả thi. Khoảng năm 2016 đã có tin ở ta đang ngắm nghía xe tăng hạng nhẹ 2S25 của Nga trang bị pháo 125mm của T90 nhưng xem ra không thành. Mới đây trong một phóng sự về nhà máy xe thiết giáp Z153, nơi đang hiện đại hóa các xe tăng T54B của binh chủng tăng thiết giáp, chúng tôi lại thấy bóng dáng của những chiếc PT76 đang được tháo bỏ tháp pháo để sửa chữa.

Cũng như T54, các đời tăng của Liên Xô có khá nhiều dự án nâng cấp hiện đại hóa nhằm giúp chúng cầm cự lâu hơn và hoàn thành nhiệm vụ trên chiến trường. Thực ra cỡ 10 đến 15 năm trước có tin đồn về việc Việt Nam đã đặt hàng Nga nghiên cứu về khả năng nâng cấp xe tăng PT76 với pháo 57 ly F60. Đó là chiếc PT76E, một giải pháp hiện đại với việc thay thế tháp pháo cũ bằng kiểu BM57 hoặc AU 220M với thành phần chính là pháo cao xạ 57 ly S60, một loại pháo phổ biến trong lực lượng phòng không Việt Nam. Mặc dù là pháo cao xạ, nhưng 57 ly có thể hạ nòng bắn thẳng hạ mục tiêu mặt đất, xuyên giáp. Ưu điểm của pháo 57 đi so với 76,2 ly đó là tốc độ bắn cao hơn trong khi khả năng xuyên tương đương, nó có khả năng xuyên 100mm thép ở cự ly bắn 1120m. Như vậy là đủ để tiêu diệt tăng hạng nhẹ sẽ chiến đấu bộ binh và xe thiết giáp hiện đại. Ngoài ra có thể bắn mục tiêu trên không với cự ly tới 6 km.

Khẩu pháo có thể bắn phát 1 bắn loạt ngắn 2 đến 5 viên hoặc loạt dài 20 viên một phút. Tính ra hỏa lực trên PT-76E gấp 5,5 lần so với PT-76B chưa nâng cấp. Bên cạnh đó, người ta cũng hiện đại hóa hệ thống điều khiển hỏa lực với kính ngắm 1P67 và Lygaes. Việc thay thế tháp pháo cũng đòi hỏi cải tiến động cơ để bảo đảm yếu tố cơ động. PT76E trang bị động cơ diesel, đa nhiên liệu UTD 20 công suất 300 mã lực cho tốc độ 44 – 60 km/h, cao hơn hẳn so với động cơ 240 mã lực V6.

Cùng với đó, xe còn được thay xích, trang bị hệ thống lái có trợ lực, qua đó giảm đáng kể sự mệt mỏi cho người lính. Chỉ tiếc rằng dự án này chẳng đi tới đâu, không có bên nào đặt hàng. Trong khi đó, Belarus – một quốc gia thuộc Liên Xô cũ, từng tung ra gói nâng cấp biến PT-76 thành xe chiến đấu bộ binh khi thay tháp pháo cũ bằng tháp pháo của xe PMb2 với pháo 2a4 32ly và tên lửa chống tăng condu. Một đối tác khá quen thuộc với Việt Nam là Issen cũng tham gia vào đề tài nghiên cứu, cải tiến PT 76. Tập đoàn quốc phòng Linda có giải pháp nâng cấp gọi là PT-71 thay thế tháp pháo cũ bằng tháp pháo mới Cockerill 90ly kèm hệ thống điều khiển hỏa lực với laser đo xa và kính nhìn đêm cũng như thay mới động cơ Diesel 300 mã lực. Gói nâng cấp này đã được Indonesia chọn lựa để kéo dài thời gian sử dụng cho 84 xe tăng PT76B biên chế trong lực lượng Hải quân đánh bộ.

Bên cạnh đó, Indonesia còn từng hợp tác với Ukraine vào khoảng giữa năm 2020 nghiên cứu một giải pháp khác được gọi là PT76M với LCTS 90. Gói nâng cấp thay thế tháp pháo cũ bằng tháp pháo Cockerill LCTS90MP với pháo 90 ly 3MA2 cùng hệ thống nạp đạn tự động. Đặc biệt, khẩu pháo mới sẽ tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng Faragic 90 qua nòng, cũng như cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực Shiftest. Về lớp da bảo vệ để duy trì khả năng bơi lội không còn cách nào khác là phải giữ nguyên trạng nhưng có thể tăng cường thêm hệ thống phòng vệ chủ động và đương nhiên là phải thay mới động cơ Diesel.

Nhìn chung, giải pháp của các nước hầu như tập trung vào hai yếu tố chính: một là hiện đại hóa hỏa lực, thay pháo cũ bằng kiểu pháo mới; hai là thay mới động cơ để đảm bảo khả năng cơ động tương đương hoặc hơn khi thay tháp pháo. Trong số các giải pháp trên, phương án của Israel và Indonesia xem ra có triển vọng lớn hơn cả khi đảm bảo được yếu tố hỏa lực vượt trội về cỡ nòng, tốc độ bắn và hiệu suất tác chiến với pháo 90mm. Dây cũng là loại khá mới hay chính xác hơn người ta gọi nó là hệ thống vũ khí môđun CSE-90LP có thể tích hợp trên nhiều khung gầm. Loại pháo này không chỉ được lựa chọn cho các dòng xe tăng mà còn phù hợp với các xe thiết giáp bánh lốp. Theo nhà sản xuất, mô đun tháp pháo 2 người 90mm có thể tác chiến 24 tiếng trong điều kiện ban ngày và ban đêm. Bên trong tích hợp sẵn các khí tài ổn định nòng pháo, laser đo xa, máy tính đường đạn hỗ trợ khẩu pháo có tầm bắn gián tiếp tới 6 km với góc nâng 30 độ.

Tuy nhiên đó là triển vọng với họ chứ không phải vậy. Hiện nay, cả về mặt tin đồn lẫn công khai Việt Nam chưa bao giờ để ý tới giải pháp nào khác từ cả Israel cũng như từ Bỉ để nâng cấp PT76B. Đến nay mới chỉ ghi nhận một trường hợp từng được công khai cách đây vài năm ta từng thử nghiệm lắp một khí tài trông như thiết bị laser đo xa lên gốc nòng pháo của PT-76B. Nhưng kể cả với người không chuyên giải pháp này có một vấn đề đó là vị trí lắp đặt rất dễ tổn thương trong điều kiện chiến trường. Cụm khí tài cũng rất to nếu chỉ làm nhiệm vụ đo xa laser. Sau này không thấy giải pháp này xuất hiện thêm lần nào nữa. Có lẽ không khả thi phải nghiên cứu thêm.

Trở lại với hình ảnh tại nhà máy Z153, thật ra rất khó để nói rằng đó là bằng chứng cho việc ta đang tiến hành nâng cấp PT-76B mà đó có thể là hoạt động đại tu sửa chữa lớn. Bởi lẽ Z-153, ngoài nhiệm vụ nâng cấp xe tăng T-54B hiện nay họ đã và đang làm nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị tăng thiết giáp toàn quân.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới