Thursday, March 28, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiCOVID-19 chưa hết ám ảnh kinh tế thế giới

COVID-19 chưa hết ám ảnh kinh tế thế giới

Báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới mới nhất của Liên Hợp Quốc nhận thấy, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu còn mờ nhạt khi những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn.

Nhân viên cửa hàng bán bánh mì tại một tiệm bánh ở Constantine, Algeria trong đại dịch COVID-19.

Thách thức các mục tiêu phát triển

Phó Tổng thư kí về các vấn đề kinh tế và xã hội (DESA), ông Li Junhua, cho biết, triển vọng kinh tế toàn cầu hiện cũng đặt ra một thách thức trước mắt với việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Liên Hợp Quốc dự báo kinh tế thế giới tăng 2,3% vào năm 2023 và 2,5% vào năm 2024, mức tăng nhẹ so với dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023.

Tại Mỹ, chi tiêu hộ gia đình linh hoạt đã thúc đẩy điều chỉnh tăng dự báo lên 1,1% vào năm 2023. Giá xăng thấp hơn và chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ hơn giúp nền kinh tế của Liên minh châu Âu được dự đoán tăng 0,9%. Nhờ dỡ bỏ các quy định liên quan đến COVID-19, tăng trưởng của Trung Quốc năm 2023 được dự báo là 5,3%.

Dù có những tín hiệu tích cực ở trên, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình trong hai thập kỉ trước đại dịch, là 3,1%. Với nhiều nước đang phát triển, triển vọng tăng trưởng xấu đi trong bối cảnh các điều kiện tín dụng bị thắt chặt và chi phí huy động vốn từ bên ngoài tăng cao.

Ở châu Phi, Mỹ Latinh và Caribea, GDP bình quân đầu người được dự đoán chỉ tăng nhẹ trong năm nay, củng cố xu hướng dài hạn là đình trệ kinh tế.

Các quốc gia kém phát triển nhất được dự báo tăng trưởng 4,1% trong năm 2023 và 5,2% vào năm 2024, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 7% đặt ra trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu được dự báo tăng 2,3% vào năm 2023, thấp hơn nhiều so với xu hướng trước đại dịch.

Lạm phát toàn cầu trung bình được dự báo ở mức 5,2% trong năm 2023, giảm từ mức cao nhất trong 2 thập kỉ là 7,5% vào năm 2022.

Rủi ro lớn cho các nước đang phát triển

Việc thắt chặt nhanh chóng các điều kiện tài chính toàn cầu đặt ra rủi ro lớn cho nhiều nước đang phát triển và các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.

Lãi suất tăng, cùng với sự chuyển đổi ở các nền kinh tế phát triển từ nới lỏng định lượng sang thắt chặt định lượng, làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương về nợ và hạn chế hơn nữa các phương án chi tiêu công.

Thị trường lao động ở Mỹ, châu Âu và các nền kinh tế phát triển khác tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, góp phần duy trì chi tiêu hộ gia đình mạnh mẽ. Trong bối cảnh thiếu lao động trên diện rộng và tỉ lệ thất nghiệp thấp, tiền lương đã được cải thiện. Tỉ lệ có việc làm ở mức cao kỉ lục tại nhiều nền kinh tế phát triển giúp khoảng cách giới được thu hẹp kể từ đại dịch.

Tuy nhiên, thị trường lao động đặc biệt mạnh khiến các ngân hàng trung ương khó kiềm chế lạm phát hơn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu và ngân hàng trung ương ở các nước phát triển khác tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023 dù tốc độ chậm hơn so với năm ngoái.

Bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ và châu Âu đã tạo thêm những lo ngại và thách thức mới cho chính sách tiền tệ. Dù các cơ quan quản lý đã có những động thái nhanh chóng, dứt khoát để ngăn chặn rủi ro tài chính, nhưng các lỗ hổng trong cấu trúc tài chính toàn cầu và các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn chúng có thể sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng và đầu tư trong tương lai.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới