Wednesday, April 24, 2024
Trang chủQuân sựTQ đã làm gì để tiêm kích J-16 được đánh giá cao...

TQ đã làm gì để tiêm kích J-16 được đánh giá cao hơn cả Su-30?

Từng phải mua giấy phép từ Nga để sản xuất máy bay, nhưng hiện tại nhiều loại máy bay của Trung Quốc đã được đánh giá cao hơn những chiếc tương tự của Nga.

Tiêm kích Su-30 của Nga.


Tờ Global Times của Trung Quốc đăng chia sẻ của một phi công không quân thuộc Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) tuần trước. Theo đó, người phi công này ca ngợi máy bay chiến đấu J-16 là “rất hoàn hảo”.

Máy bay chiến đấu đa năng J-16 do tập đoàn Thẩm Dương chế tạo không khác nhiều phiên bản Sukhoi Su-30 do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép được mua từ Nga. Su-30 từng là chiến đấu cơ chủ lực trong Không quân Trung Quốc.

Wang Songxi, một huấn luyện viên bay quân sự, được CCTV phỏng vấn, giải thích rằng J-16 vượt trội hơn tất cả các máy bay chiến đấu mà ông từng lái. “J-16 không có khuyết điểm, bởi nó được trang bị nhiều loại vũ khí và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết”, ông Wang nói.

Theo ông, phi công đã báo cáo về cuộc tập trận không chiến giữa J-16 và J-10, loại máy bay chiến đấu một động cơ do tập đoàn Thành Đô của Trung Quốc phát triển, trong đó mẫu J-16 tỏ ra có nhiều khả năng vượt trội hơn.

Tờ báo cho biết J-16 thường xuyên tham gia các cuộc tập trận quân sự ở eo biển Đài Loan. PLAAF không tiết lộ có bao nhiêu đơn vị máy bay chiến đấu, nhưng người ta ước tính rằng hiện nay có sáu phi đội, với khoảng 35 máy bay mỗi phi đội, nghĩa là chỉ có hơn 200 máy bay chiến đấu trong khu vực này.

Bất chấp những tuyên bố mang tính chất “phóng đại” của phi công Trung Quốc, có một thực tế là J-16 có sự khác biệt sâu sắc so với các máy bay chiến đấu do Sukhoi sản xuất, thậm chí là cả các phiên bản gần đây.

Trung Quốc bắt đầu nhận được các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 ngay sau khi Liên Xô tan rã và không lâu sau đó họ đã sản xuất các phiên bản được cấp phép như J-11 và một phiên bản máy bay chiến đấu cho hải quân là J-15. Tuy nhiên, những chiếc máy bay này thực tế chẳng khác gì so với máy bay của Nga.

J-16 được xem là nỗ lực của Trung Quốc nhằm điều chỉnh so với thiết kế ban đầu của máy bay Nga và cũng để mở rộng việc trang bị các thiết bị được chế tạo trong nước.

Nhờ chủ động, tiêm kích J-16 của Thẩm Dương đã trở nên tiên tiến hơn so với phiên bản tiêm kích Su-30 của Nga. Một trong những điểm khác biệt chính là radar AESA tiên tiến (mảng quét điện tử chủ động), nhưng J-16 cũng kết hợp các hệ thống điện tử hàng không khác như tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại của Trung Quốc (IRST).

Máy bay chiến đấu này cũng mang vũ khí do các công ty Trung Quốc phát triển và được trang bị động cơ phản lực WS-10 để thay thế cho AL-31F của Nga. Động cơ này dựa trên động cơ CFM-56 dành cho máy bay dân dụng và cung cấp hiệu suất tương tự như động cơ phản lực cánh quạt Saturn của Nga, nhưng nó vẫn bị nhiều chuyên gia đánh giá là kém hiệu suất hơn so với động cơ của Nga.

Trung Quốc cũng tuyên bố đã giảm trọng lượng của máy bay do sử dụng vật liệu composite, một khía cạnh mà người Nga đang bị tụt lại phía sau. Vì lý do này, J-16 sẽ nhẹ hơn Su-30 ngay cả khi nó mang nhiều thiết bị và vũ khí hơn.

Bên cạnh đó theo báo chí Trung Quốc, J-16 cũng được chế tạo bằng nhiều vật liệu hấp thụ radar giúp mở rộng khả năng tàng hình.

Mặc dù nhiều báo cáo trong số này được cho là đã đánh giá quá cao, nhưng thực tế là Shenyang J-16 hiện vẫn là tài sản quan trọng của PLAAF, trong khi máy bay chiến đấu tàng hình J-20 hiện đại hơn nhưng vẫn mới chỉ được biên chế một phi đội nhỏ.

Do đó, J-16 đảm nhận vai trò tương tự như F-15 Eagle trong Không quân Mỹ, là một máy bay chiến đấu đa năng và có số lượng lớn, khiến sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện diện nhiều hơn trong khu vực.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới