Thursday, September 12, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao Tây Tạng là vùng đất phiền toái nhất về quân...

Vì sao Tây Tạng là vùng đất phiền toái nhất về quân sự và chính trị TQ? – Kỳ I: Những trang sử bi thương

Từ lâu Trung Quốc luôn coi Tây Tạng là một vùng đất nhạy cảm, xét về lịch sử trong quá khứ và cả những gì đang diễn ra hiện nay. Tháng 10/1950, tức là chỉ một năm sau khi chiếm lĩnh thành công Trung Hoa lục địa, 80.000 binh lính Trung Quốc đã tràn qua vùng đất Tây Tạng. Và cũng chỉ đúng một năm sau, tháng 10/1951 quân đội của Mao Trạch Đông đã kiểm soát thủ phủ Lhasa trái tim của Tây Tạng.

Trước tình cảnh đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 vẫn theo đuổi chính sách biến Tây Tạng thành vùng đất trung lập nhưng có vẻ khó thành hiện thực. Năm 1954, Đạt Lai Lạt Ma thân chinh đến Bắc Kinh để diện kiến lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông, ngài lưu trú ở Bắc Kinh cả tháng trời để tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho vùng đất Tây Tạng thời hiện đại vốn xa lạ với chuyện binh đao giết chóc, song chuyến đi vất vả ấy của vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng chẳng hứa hẹn điều gì sáng sủa cho số phận của vùng cao nguyên lạnh giá.

Đạt Lai Lạt Ma về đến Tây Tạng với tâm trạng nặng trĩu bất an, vì lúc này người ta có thể ngửi thấy mùi chiến tranh phảng phất khắp thủ phủ Lhasa. Thế rồi, chuyện gì đến cũng đã đến. Tháng 3/1959, binh lính Bắc Kinh với số đông áp đảo đã đồng loạt nổ súng và làm chủ hoàn toàn Lhasa, trước một sự kháng cự yếu ớt của binh sĩ nghiệp dư Tây Tạng. Trước khi chiến sự nổ ra, Đạt Lai Lạt Ma 14 đã kịp cải trang và cùng đoàn tùy tùng rời khỏi Lhasa, sau nửa tháng di chuyển bằng đường bộ băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn ngài đến Dharamsala vùng đông bắc Ấn Độ và sống lưu vong cho đến ngày nay.

Đó là những trang sử bi thương của vùng đất được mệnh danh là “nóc nhà thế giới” hay “tháp nước của châu Á” này. Bắc Kinh nhìn thấy ở Tây Tạng những tiềm năng lớn về địa chính trị nên có ý tưởng phải kiểm soát chặt chẽ vùng đất này. Đơn giản là ở đây không được có tiếng nói khác ngoài tiếng nói của Bắc Kinh nhưng liệu một ngày nào đó không xa, người Tây Tạng sẽ lại được tự do lựa chọn số phận cho dân tộc mình?

Trấn áp Tây Tạng

Trung Quốc đã thực hiện một cuộc xâm lược quân sự Tây Tạng vào năm 1950 như đã nói, đồng thời thiết lập một nền chính trị và quân sự chuyên chế tại khu vực này. Cuộc xâm lược đã dẫn đến việc Tây Tạng trở thành một phần của Trung Quốc, ngay khi đế giày của chế độ Bắc Kinh đặt tại Tây Tạng, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách nhằm địa lý hóa và đồng nhất Tây Tạng với lãnh thổ Trung Quốc. Điều này bao gồm việc xây dựng hạ tầng giao thông, trong đó có các khu định cư là người Trung Quốc vào khu vực và hạn chế sự tự trị cũng như bóp nghẹt văn hóa của người Tây Tạng. Trung Quốc không chỉ kiểm soát chính trị ở đây mà còn thực hiện cả việc kiểm soát tư tưởng, bao gồm việc kiểm soát các hoạt động tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của người Tây Tạng. Nếu người dân nào phản đối chính sách của chính quyền, họ phải đối mặt với sự truy quét và bị tống vào tù.

Để người Tây Tạng nhiều thế hệ sau quên đi nhận thức về lịch sử và lãnh thổ của mình, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách Hán hóa. Ngày 10/3/1959, các cuộc biểu tình bắt đầu ở Tây Tạng phản đối sự hiện diện của Bắc Kinh, tiếp theo là một cuộc đàn áp tàn bạo của Trung Quốc. Vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma phải rời bỏ quê hương của mình. Từ đây người Tây Tạng lấy ngày 10/3 là ngày kỷ niệm ngày khởi nghĩa quốc gia. Đến ngày 10/3/2024, người Tây Tạng đã thực hiện các cuộc biểu tình ở Ấn Độ, đây chính là ngày mà cách đây 65 năm, tổ tiên của người Tây Tạng đã cùng nhau đứng lên để chống lại những kẻ áp bức Trung Quốc. Hàng trăm người Tây Tạng đã xuống đường để lên tiếng phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp Tây Tạng. Người Tây Tạng ở hải ngoại cũng đồng thời xuống đường để nói lên tiếng nói của mình. Thực tế, đã có nhiều cuộc biểu tình khác nhau ở Tây Tạng trong những thập kỷ qua. Điều này vốn cực kỳ khó thực hiện vì tất cả các cuộc biểu tình và bất kỳ dấu hiệu bất đồng chính kiến nào đều đã và đang gặp phải vũ lực tàn bạo, bao gồm bắn súng, bắt giữ và tra tấn, bỏ tù, thậm chí hành quyết cùng các hành động tàn bạo khác, nhưng mà cường quyền thì chưa bao giờ trấn áp được.

Ngày 10/3/1987, đã có những cuộc biểu tình lớn ở Tây Tạng vào thời điểm mà hàng nghìn người Tây Tạng đã thực hiện một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Quốc. Điều đó đã dẫn đến cái chết của 10 trong số 1000 người Tây Tạng ngay trong cuộc nổi dậy đó. Nhưng có một sự thật còn đau đớn hơn đó là kể từ khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, khoảng 1,2 triệu người Tây Tạng đã chết vì bị tra tấn hay là chết đói… đây là báo cáo của Tổ chức Báo chí Thống nhất Quốc tế. Con số này tương đương với khoảng 1/5 dân số Tây Tạng. Nhiều điều khủng khiếp hơn vẫn đang được thực hiện nhưng nó lại là vấn đề góc khuất đối với các phương tiện truyền thông.

Cuối tháng 2/2024, Telegraph đăng tải thông tin hơn 1000 người bị bắt khi Trung Quốc trấn áp các cuộc biểu tình hiếm hoi ở Tây Tạng. Điều đáng nói là hàng trăm nhà sư và người biểu tình xuống đường phản đối kế hoạch phá hủy hai ngôi làng và sáu tu viện để xây đập. Những người này có phải là lực lượng vũ trang không? Họ có vũ khí không? Họ có quân đội không? Tất cả đều không, nhưng họ lại phải chịu đàn áp thẳng tay. Đây chính là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vì những người không được trang bị vũ khí, không phải lực lượng quân đội thì đều được xếp là thường dân.

Theo báo cáo, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hơn 1000 người Tây Tạng trong một ngày trong một cuộc đàn áp sâu rộng sau khi các cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng có nổ ra gần hai tuần trước. Nguyên nhân của cuộc biểu tình này là Trung Quốc ép hàng nghìn người dân phải di dời để xây dựng một đập thủy điện, nhưng người dân ở đây đã không đồng ý và tổ chức biểu tình ôn hòa để phản đối việc tàn phá hai ngôi làng và sáu tu viện đó.

Thế nhưng cảnh sát Trung Quốc đã đáp trả những người biểu tình bằng súng điện, vòi rồng và bình xịt hơi cay, bắt giữ ít nhất 100 người. Ngày hôm sau, tiếp tục bắt giữ hơn 1000 người Tây Tạng ở Derge, một trung tâm lớn về văn hóa và lịch sử Tây Tạng, đồng thời cũng là nơi con đập sắp được xây dựng. Trên mạng xã hội X đã bắt đầu xuất hiện những đoạn video ngắn ghi lại cảnh cảnh sát Trung Quốc cưỡng chế và đánh đập các nhà sư Tây Tạng mặc áo choàng màu đỏ sẫm. Tuy nhiên, cơ quan kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng loại bỏ những đề cập đến các cuộc biểu tình và cuộc đàn áp tiếp theo ngay trong chính Trung Quốc. Người dân địa phương được cho là đã bị tịch thu điện thoại và các cụm từ tìm kiếm quan trọng như “cuộc biểu tình đập Derge” đã bị chặn trên các công cụ tìm kiếm internet của Trung Quốc.

Những cuộc biểu tình công khai như vậy rất hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc vì sự giám sát chặt chẽ của chính phủ cả về mặt vật lý lẫn kỹ thuật số, khiến các nhóm khó tổ chức, nếu manh động thì có nguy cơ bị bắt giữ, tra tấn và cũng có thể là tử vong rất lớn. Các cuộc biểu tình ở Derge là chưa từng có và có thể là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi các cuộc biểu tình rầm rộ đã làm rung chuyển Trung Quốc vào cuối năm 2022, khi mà lúc đó người dân xuống đường biểu tình một cách ôn hòa phản đối 3 năm hạn chế chặt chẽ của COVID.

Các sự kiện ở Derge là một ví dụ về chính sách phá hoại của Bắc Kinh ở Tây Tạng. Chế độ Trung Quốc đã chà đạp lên quyền người của người Tây Tạng và phá hủy một cách tàn nhẫn cũng như là không thể cứu vãn được những tài sản văn hóa có giá trị tại đây. Các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển của Bắc Kinh không chỉ là mối đe dọa đối với người dân Tây Tạng mà còn là đối với cả an ninh khu vực, đặc biệt là khi nói đến nguồn cung cấp nước cho các nước châu Á bị ảnh hưởng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới