Wednesday, December 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSự kýSự có mặt của con người

Sự có mặt của con người

Dấu ấn sớm nhất ghi lại
được của con người với quần đảo Trường Sa là từ khoảng năm thứ 3 trước Công
nguyên. Điều này dựa trên một số phát hiện rằng những người đánh cá, đa số là
cư dân từ Vương quốc Chăm Pa cổ của Việt Nam hoặc cư dân cổ xuất phát từ đảo Hải
Nam và các vùng đất nay là các quận ở tỉnh Quảng Đông đã đến quần đảo Trường
Sa, và các đảo khác ở vùng Biển Đông để đánh cá hàng năm. Vào thế kỷ 19 và đầu thế
kỷ 20, thỉnh thoảng có một số thuỷ thủ từ một số nước lớn châu Âu (gồm hoặc Richard
Spratly hoặc William Spratly) đến quần đảo Trường Sa, từ đó quần đảo có cái tên
tiếng Anh là Spratly và tên này được thừa nhận chung, nhưng các nước châu Âu
hồi đó còn ít chú ý đến quần đảo này. Đa số các tên tiếng Anh của các đảo, đảo
nhỏ và đảo chìm được những ngư dân Việt Nam hay Trung Quốc đặt. Các tàu Đức đến
nghiên cứu quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa năm 1883 nhưng cuối cùng đã rút lui
sau khi có những phản ứng từ phía nhà Nguyễn của Việt Nam.

Các bản đồ địa lý Việt Nam
cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là
lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" của
Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Ông
miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật
sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các
hoạt động kinh tế được tài trợ của chính phủ dưới triều nhà Lê từ 200 năm trước
đó. Nhà Nguyễn đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ .

Các bản đồ về địa lý cổ của
Trung Quốc có vẽ quần đảo Trường Sa nhưng không tỏ rõ các đảo là lãnh thổ Trung
Quốc. Thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang nước thuộc
địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, gồm cả đảo Ba Bình, và
xây các trạm khí tượng trên hai đảo, và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh
thổ của Đông Dương thuộc Pháp. Sự chiếm đóng này bị chính phủ quốc gia Trung
Quốc phản đối bởi vì theo họ thì khi các tàu chiến của Pháp tới chín đảo thì
trên biển có một số ngư dân gốc Trung Quốc đánh cá, theo họ thì các ngư dân này
đã xé cờ Pháp sau khi tàu của Pháp rời khỏi đảo. Sau đó, Nhật Bản chiếm một số
đảo trong Thế chiến thứ hai, và sử dụng các đảo này làm căn cứ tàu ngầm cho các
chiến dịch ở Đông Nam Á. Dưới thời đó, những đảo này được gọi là Shinnan Shoto (
新南諸島 – "Đảo Mới phía Nam"), cùng với quần đảo Hoàng Sa
được đặt dưới sự cai trị của Chính quyền Nhật tại Đài Loan. Sau khi Nhật Bản bị
đánh bại, Quốc Dân Đảng tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa (gồm cả
đảo Ba Bình) và chấp nhận sự đầu hàng của người Nhật. Nhật Bản rút bỏ tất cả
các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo vào năm 1951 theo Hiệp ước Hoà bình San
Francisco. Trong hiệp ước với Cộng hoà Trung Hoa, Nhật một lần nữa rút bỏ chủ
quyền khỏi các đảo cùng với Hoàng Sa, Đông Sa (Pratas) và các đảo đã chiếm của
Trung Quốc. Tuy nhiên, Quốc Dân Đảng đã rút khỏi Trường Sa và Hoàng Sa khi họ
bị các lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối lập đánh bại năm 1949.

Khi người Pháp rời Việt
Nam, các Hải lực Việt Nam Cộng hòa chính thức thay thế Pháp thực hiện chủ quyền
đóng giữ Trường Sa.

RELATED ARTICLES

3 COMMENTS

Comments are closed.

Tin mới