Thursday, January 23, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnCHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ CỦA MỸ

CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ CỦA MỸ

Trong bài phát biểu mới
đây tại Đại học bang Kansas về chiến lược quân sự Mỹ, ông Michael Mullen, Chủ
tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho rằng Mỹ đã ở trong tình trạng
chiến tranh suốt 9 năm qua. Trên thực tế, quân đội Mỹ đã liên tục tham gia các
hoạt động quân sự suốt từ năm 1990, từ chiến dịch “Bão táo sa mạc”, cưỡng chế
trừng phạt và thực hiện vùng cấm bay ở I-rắc; lật đổ chính quyền Taliban sau vụ
khủng bố 11/9; lật đổ chính quyền Saddam Hussein và tiến hành chống nổi dậy ở
I-rắc; và nay đang tiếp tục thực hiện hai cuộc chiến tranh ở I-rắc và
Ápganixtan. Ông Mullen cho rằng bản chất của các cuộc chiến tranh ngày nay khác
hẳn trước đây. Ông đưa ra ba nguyên tắc sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ trong thời
đại ngày nay:

Thứ nhất, quân đội
không nên và không thể là chỗ dựa cuối cùng của quốc gia. Quân đội phải là công
cụ linh hoạt nhất và dễ áp dụng nhất cho các nhà hoạch định chính sách của quốc
gia. Sự có mặt của quân đội Mỹ có thể làm thay đổi thái độ của một số chính
quyền nhất định. Trước khi buộc phải thực hành chiến tranh, sự có mặt của quân
đội Mỹ có thể thúc đẩy nỗ lực ngoại giao, ủng hộ các nước bạn bè và răn đe đối
phương. Quân đội Mỹ có thể nhanh chóng tham gia các hoạt động cứu trợ thiên
tai. Quân đội cũng có thể tham gia thu thập thông tin tình báo, trinh sát và
bảo đảm an ninh. Lực lượng viễn chinh tạo ra những tác động trực tiếp và to
lớn. Do đó, tuy là công cụ tốt nhất và đôi khi là công cụ đầu tiên, quân đội
không bao giờ là công cụ duy nhất.

Môi trường quốc tế hiện
nay phức tạp và dễ thay đổi hơn bao giờ hết. Không phải mục tiêu nào cũng có
thể ngăn chặn được và ý định tốt đẹp nào cũng thành công. Để có thể đạt được
kết quả lâu dài và bền vững, cần phải huy động sức mạnh của toàn bộ chính phủ,
nếu như không muốn nói là của cả quốc gia. Quân sự và ngoại giao không thể là
những sự lựa chọn riêng rẽ, mà phải bổ sung và hỗ trợ nhau trong tất cả các
quan hệ quốc tế. Khi thông báo chiến lược Ápganixtan tại Học viêcnj quân sự
West Point, Tổng thống Obama đã nói Mỹ không thể chỉ dựa vào sức mạnh quân sự.
Mỹ phải đầu tư vào an ninh nội địa, cải thiện và phối hợp tốt hơn trong công
tác tình báo và phải sử dụng công cụ ngoại giao, vì không một quốc gia nào có thể
đơn phương đối phó được với những thách thức của thế giới đang phụ thuộc lẫn
nhau ngày nay.

Mỹ đã đi chưa đủ nhanh
trong lĩnh vực này. Chính sách đối ngoại Mỹ vẫn phụ thuộc quá nhiều vào quân
đội, phục thuộc quá nhiều vào các tướng lĩnh và đô đốc bang điều hành các sở
chỉ huy Mỹ ở nước ngoài. Ngoại trưởng Clinton
và Bộ trưởng Quốc phòng Gates đã kêu gọi đầu từ nhiều hơn và quan tâm hơn tới
sức mạnh mềm. Nếu Mỹ chỉ gây ảnh hưởng thông qua sức mạnh quân sự thì ảnh hưởng
đó sẽ bị suy giảm theo thời gian. Throng các chiến dịch chống nổi dậy tương
lai, Mỹ thậm chí có thể chỉ cam kết sử dụng quân đội khi các công cụ khác của
sức mạnh quốc gia đã được sử dụng.

Bên cạnh việc huy động
toàn bộ sức mạnh của chính phủ Mỹ, Mỹ cần lôi kéo các đồng minh và đối tác tham
gia. 42 quốc gia đang sát cánh bên nhau trong cuộc chiến tranh ở Ápganixtan và
tương tự như vậy ở I-rắc. Những cam kết đa phương này, dù là thông qua liên
minh truyền thống hay hiệp định không chính thức, không chỉ làm tăng tính hợp
pháp của hành động quân sự mà còn tạo điều kiện chuyển giao nhiều kỹ năng khác
nhau cho người địa phương mà nếu chỉ riêng quân đội Mỹ thì không thể có được.
Ví dụ, quân đội Ôxtrâylia là chuyên gia trong chiến tranh chống nổi dậy. Quân
đội Anh đã có kinh nghiệm trong lịch sử chiến đấu ở Ápganixtan. Người Đức, Pháp
và Italia là chuyên gia về tổ chức cảnh sát quốc gia cho người Ápganixtan.

Thứ hai, để đạt hiệu quả
tối đa, quân đội phải được sử dụng đúng lúc và đúng nguyên tắc. Chiến tranh gây
nên những tổn thất to lớn cho xã hội. 1.000 binh sĩ Mỹ đã tử trận ở Ápganixtan,
hàng nghìn người Ápganixtan đã bị thiệt mạng, hàng trăm binh sĩ đồng minh đã bị
chết, trong khi tài sản và cơ sở hạ tầng ở Ápganixtan bị hủy hoại mà phải mất
nhiều năm mới xây dựng lại được. Việc sử dụng sức mạnh quân sự đúng lúc, đúng
chỗ có thể giảm thiểu những thiệt hại đó và làm tăng khả năng thành công. Ví dụ
trong chiến dịch đang diễn ra ở Marja, Ápganixtan, Tướng Mc Chrystal đã quyết
định tấn công vào khu vực này vì đây là đầu mối chuyển tiếp của Taliban. Đây
chính là nơi Taliban lôi kéo nhân dân và mở rộng hoạt động sang các khu vực
khác. Đây là chiến dịch mở, Mỹ không bí mật đưa quân vào khu vực này. Mỹ thông
báo rõ cho nhân dân và cả kẻ thù biết khi nào Mỹ sẽ điều quân tới và sẽ tiến
quân tới đâu. Mỹ không chuẩn bị chiến trường bằng bom rải thảm và hỏa lực pháo
binh. Quân Mỹ chỉ đơn giản đến đây đúng lúc.

Vả lại chiến trường
Ápganixtan ngày nay không phải là chiến trường truyền thống. Chiến trường nằm
trong ý thức của người dân. Niềm tin của người dân mới là vấn đề có ý nghĩa.
Khi người dân tin rằng họ an toàn hơn với quân đội Ápganixtan  và quân đồng minh và các cơ quan chính quyền
đang phục vụ họ, thì họ sẽ chống lại sự hăm dọa của Taliban, sẽ không cho
Taliban sử dụng mảnh đất của họ làm nơi nương náu an toàn để thực hiện các hành
vị khủng bố nữa. Đó là lí do chiến dịch này hạn chế sử dụng hỏa lực và hạn chế
các vụ tấn công ban đêm. Kết quả là quân đồng minh đã nhận được sự giúp đỡ của
người dân Ápganixtan, chứ không phải ngược lại. Throng loại hình chiến tranh
này, mục tiêu không phải là tiêu diệt kẻ thù mà là thành công của người dân. Do
đó, tuy số chiến binh Taliban bị tiêu diệt cao hơn nhiều so với thường dân,
nhưng thiệt hại của dân có thể gây tổn hại lâu dài cho Mỹ hơn là những thắng
lợi chiến thuật mà các hoạt động quân sự có thể mang lại.

Thứ ba, chính sách và
chiến lược phải thường xuyên được so sánh, đối chiếu lẫn nhau. Một số người
trong quân đội chắc chắn muốn các nhà lãnh đạo chính trị đưa ra một chiến lược
cụ thể rồi để mặc cho các tư lệnh trên chiến trường thực hiện. Tuy nhiên, thực
tiễn 9 năm qua cho thấy việc đưa ra chiến lược rõ ràng cho cuộc chiến là hết
sức quan trọng, nhưng chiến lược đó cần phải được thay đổi tùy theo diễn biến
trên chiến trường. Nói cách khác, thành công của loại hình chiến tranh này là
lặp đi lặp lại, chứ không mang tính dứt khoát. Sẽ không thể có một ngày nào đó,
Mỹ đứng lên tuyên bố chiến tranh kết thúc và Mỹ đã chiến thắng. Mỹ sẽ thắng,
nhưng chỉ thắng khi thường xuyên đánh giá và điều chỉnh theo thời gian. Quân
đội Mỹ cần sự lãnh đạo chính trị bám sát xung đột hàng tuần và sẵn sàng điều
chỉnh khi cần thiết, nhưng cũng tạo cho các chỉ huy trên chiến trường biên độ
tự do cần thiết để hành động.

Các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc tới những
vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ quân sự khi quyết định chiến tranh, như tổn
thất, sự ủng hộ của người dân trong nước, phản ứng của quốc tế… Đồng thời các
nhà lãnh đạo quân sự ở tất cả các cấp cũng cần phải thấy rõ những giới hạn mà
sức mạnh quân sự có thể đạt được, cùng những rủi ro của nó và khung thời gian
cho hành động quân sự.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới