Phát biểu kết thúc hai ngày
hội thảo quốc tế về biển Đông (11 và 12-11) tại TP.HCM, giáo sư Leszek
Buszynski – Trung tâm Chiến lược và quốc phòng, Đại học quốc gia Úc – cho rằng
cần tiếp tục tổ chức các hội thảo kiểm soát xung đột và thúc đẩy hợp tác khu
vực biển Đông, thậm chí cần tính đến việc trao giải Nobel hòa bình cho các hội
thảo này vì đã có đóng góp thật sự hữu ích cho hòa bình trên thế giới.
Theo
giáo sư Yann Huei Song (Đài Loan), khi chưa giải quyết được vấn đề tranh chấp
về chủ quyền, hãy bắt đầu hợp tác trong khoa học để có thể khởi đầu đối thoại,
làm giảm bớt những bất trắc.
Thúc đẩy hợp tác
Tham
luận của luật sư Henry Bensurto (Philippines) về hợp tác giữa Philippines và
Việt Nam cho thấy đây không chỉ hợp tác khoa học mà còn nhằm tăng cường niềm
tin giữa hai nước. Từ kinh nghiệm hợp tác đó, Philippines và Việt Nam đã tăng
cường hợp tác với nhau trong khuôn khổ Tuyên bố chung về ứng xử trên biển Đông
(DOC), làm “đầu tàu” cho ASEAN với Trung Quốc.
Đại
sứ Hasjim Djalal (Indonesia) cho rằng điều kiện để có thể thúc đẩy hợp tác là
các bên không sử dụng vũ lực, phải có quyết tâm chính trị, không khuấy động dư
luận trong nước, cần minh bạch chính sách và luật pháp.
Nguyên
tắc thúc đẩy hợp tác là cần cởi mở; bắt đầu từ những việc dễ, ít nhạy cảm; cần
lãnh đạo cấp cao nhưng với tư cách cá nhân, không chính thức, không thể chế
hóa; nhấn mạnh điểm đồng, không xoáy vào những điểm bất đồng; làm từng bước,
bắt đầu từ những vấn đề có tính kỹ thuật; không lùi bước nếu không có được kết
quả ngay; và người đứng ra tổ chức các hoạt động hợp tác có vai trò và ảnh
hưởng quan trọng.
Ông
khuyến nghị các trung tâm nghiên cứu về biển Đông trong khu vực cần kết nối với
nhau và cùng thúc đẩy các hoạt động hợp tác.
Giáo
sư Ba Hamzah, Đại học Malaya (Malaysia), cho rằng tình hình biển Đông gần đây
trở nên phức tạp hơn nhưng vẫn còn trong tầm kiểm soát. Ông cho rằng quan hệ
Trung Quốc – ASEAN không chỉ có vấn đề biển Đông mà trải rộng trên nhiều vấn đề
khác như kinh tế, thương mại, văn hóa…
Ông
nhấn mạnh cần tránh khuyến khích các nước lớn sử dụng vũ lực để giải quyết vấn
đề biển Đông, bởi không có lý do gì có thể biện minh cho việc sử dụng vũ lực để
giải quyết vấn đề chủ quyền ở biển Đông của bất cứ nước nào trong và ngoài khu
vực.
Theo
nguyên tổng thư ký ASEAN Rodolfo Severino – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), vấn đề chủ quyền biển Đông sẽ
khó giải quyết trong một hai thế hệ tới do nhiều tranh chấp liên quan tới nhiều
bên, và quan trọng hơn tất cả các bên đều coi biển Đông là lợi ích căn bản
không thể thỏa hiệp.
Nhưng
điều đó không có nghĩa là xung đột ở biển Đông không thể tránh khỏi. Theo ông,
các bên có thể hợp tác để giảm rủi ro và bất đồng bằng cách tuân thủ tốt hơn
công ước luật biển 1982; cụ thể hóa DOC như làm rõ thế nào là kiềm chế, bổ sung
các điều khoản về đánh cá, bảo vệ môi trường…
Kiểm soát xung đột
Tiến
sĩ Ian Storey, Viện Nghiện cứu Đông Nam Á (Singapore), nhận định DOC là công cụ
quan trọng nhất để kiểm soát xung đột ở khu vực, song việc triển khai DOC chưa
thật sự có kết quả. DOC yêu cầu các bên tự kiềm chế, nhưng điều khoản này quá
chung chung và các bên đã không tuân thủ một cách chặt chẽ.
Theo
ông, để các bên cần nghiêm túc thực hiện DOC, ASEAN cần có tiếng nói chung thúc
đẩy thực hiện DOC, và Trung Quốc cần làm rõ bản chất đường đứt khúc chín đoạn
(tức đường lưỡi bò), ASEAN và Trung Quốc cần thẳng thắn trao đổi về biển Đông
trong khuôn khổ Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN và đối thoại ASEAN – Trung Quốc.
Về
đường đứt khúc chín đoạn, ông Severino cho rằng không phải chỉ riêng Trung Quốc
mà Đài Loan cũng nên có giải thích, vì Đài Loan đưa ra đường này lần đầu tiên
năm 1947.
Theo
tiến sĩ Vũ Hải Đăng thuộc Đại học Dalhousie (Canada), phải tính đến các nước
không nằm trong khu vực ASEAN. Các nước này không có yêu sách về chủ quyền, về
quyền tài phán như các nước trong cuộc, song lại quan tâm đến vấn đề tự do hàng
hải, như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Các nước xuất khẩu dầu hỏa Trung Đông cũng rất
quan tâm đến quyền tự do hàng hải, chứ không chỉ có Mỹ. Do đó, cũng phải tính
toán xem ai, nước nào, có thể làm gì trong vùng đặc quyền kinh tế của mình mà
không gây hại các nước khác.
Các
học giả đều nhất trí các nước liên quan cần tăng cường kiềm chế, minh bạch yêu
sách và chính sách của mình, nhất là chính sách quốc phòng, cần tăng cường sử
dụng các cơ chế hợp tác khu vực, nhất là DOC, trước hết cần hướng tới các hoạt
động hợp tác chung của khu vực trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo tồn
môi trường, bảo vệ nguồn cá, cứu hộ cứu nạn…
* Làm thế nào để giải quyết vấn đề đối lập các lợi ích giữa các nước Ông Rodolfo Severino cho rằng việc ASEAN và Trung Quốc muốn nâng DOC Tỉ như những vấn đề rất cụ thể là những mỏm đá trên biển, mà nay các Hãy đào sâu và củng cố DOC trong khi chờ đợi có một COC do lẽ các vấn |
Gặp gỡ bên lề Làm gì để quản lý xung đột và hợp tác TT – Tiến sĩ Ian Storey (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Ở thời điểm hiện tại, các nước Đông Nam Á cần thảo luận Trong khu vực, Trung Quốc là nước lớn nhất, bất cứ hành Các bên cần thông báo trước cho nhau về các kế hoạch Trên thực tế, các quốc gia tranh chấp chủ quyền trên Kinh nghiệm từ những hợp tác quốc tế? * Giáo sư HASJIM DJALAL (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Indonesia từng thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu sinh Đó cũng là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin Tôi hi vọng trong một tương lai không xa, Trung Quốc sẽ Việt Nam và Trung Quốc hợp tác đánh cá * Chuyên gia LI JIANWEI (phó giám đốc Viện Nghiên cứu Trên thực tế, Trung Quốc và Việt Nam đã có thỏa thuận Tôi rất hi vọng trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam H.TRUNG thực hiện |