Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTRUNG QUỐC VÀ “NỀN NGOẠI GIAO LỚN CỦA NƯỚC LỚN”

TRUNG QUỐC VÀ “NỀN NGOẠI GIAO LỚN CỦA NƯỚC LỚN”

Tờ Liên
hợp Buổi sáng
của Singapore số cuối tháng 10/2010 đăng bài của Giáo sư
Trịnh Vĩnh Niên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Đại học quốc gia
Singapore cho biết hiện nay ngoại giao Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực
quốc tế lớn trên mọi phương diện.

Về
kinh tế, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã có đóng góp to lớn đối
với thế giới, đặc biệt là trong việc ứng phó với khủng hoảng tài chính, nhưng
các nước phương Tây lại không ngừng gây sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề
tỷ giá đồng Nhân dân tệ và lĩnh vực cân bằng thương mại.

Về an
ninh, Trung Quốc sớm đưa ra mục tiêu “trỗi
dậy hòa bình”
“phát triển hòa
bình”
, nhưng áp lực an ninh của môi trường xung quanh vẫn đang tăng lên.
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không có hi vọng giải quyết, đồng minh
Nhật – Mỹ – Hàn đang được tăng cường, vấn đề Biển Đông vốn không nổi cộm giờ đã
vượt qua khuôn khổ giấy tờ.

Về
chính trị, phương Tây đang gây sức ép mới, mạnh hơn đối với Trung Quốc về “nhân quyền”“dân chủ”. Từ nhiều năm trước, Trung Quốc đã tiến hành đối thoại
nhân quyền với phương Tây, nhưng luôn nằm trong thế phòng thủ, không có năng
lực phản kích.

Về văn
hóa, Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều với hi vọng “thoát ra ngoài”, nhưng con
đường “thoát ra ngoài” không hề bằng phẳng. Có thể nói Trung Quốc chỉ “thoát ra
ngoài” được về mặt  hình thức, nhưng về
nội dung thì lại không “thoát ra ngoài” được. Trung Quốc vẫn không có quyền
phát ngôn về văn hóa.

Trung
Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế gới, nhưng cục diện “ngoại giao lớn”
đáng ra phải xuất hiện thì vấn chưa xuất hiện. Trong khi đó, cục diện “ngoại
giao nhỏ” mà Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt hiện nay lại là cái mà Trung Quốc
không nên có. Vậy Trung Quốc phải làm thế nào để xây dựng “nền ngoại giao lớn
của nước lớn”?

Trong
quan hệ quốc tế, người ta thường nói “ngoại giao là sự nối dài của nội chính”.
Điều đó cho thấy ngoại giao của một nước phải có nền tảng nội bộ và nền tảng
nội bộ quyết định ngoại giao. Vì thế, nếu muốn xây dựng “nền ngoại giao lớn”,
Trung Quốc phải có được một số điều kiện nội bộ. Những điều kiện nội bộ này bao
gồm mọi phương diện. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay của Trung Quốc , việc
xem xét những phương diện sau đây là rất quan trọng:

– Thiếu sách lược ngoại giao mang tầm cao
chính trị

Trước
tiên, Trung Quốc phải xây dựng được trận tuyến ngoại giao. Nền ngoại giao lớn
cần một trận tuyến ngoại giao mạnh. Trong chính trị quốc tế, cho dù ngoại giao
rất quan trọng, nhưng có rất nhiều vấn đề lại không thuộc về ngoại giao mà
thuộc về chính trị và kinh tế. Những vấn đề này thường vượt qua lĩnh vực và
năng lực của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, do đó cần phải có các nhà chính
trị, thậm chí là các nhân vật chính trị có tầm nhìn quốc tế làm ngoại giao. Ở
khía cạnh này, Trung Quốc vẫn chưa làm được. Các nhà chính trị đều có thời gian
dài theo đuổi các sự vụ trong nước, nhưng lại thiếu sự quan sát và suy ngẫm lâu
dài về công việc quốc tế. Đặc điểm này cũng được biểu hiện ở những nước khác
bởi vì tất cả những gì thuộc về chính trị đều mang tính địa phương.

Không
có nhân vật chính trị thực quyền làm ngoại giao, sự điều chỉnh chính sách của
Trung Quốc cho thấy sự hỗn loạn và chậm trễ. Ví dụ: từ khi cải cách mở cửa,
Trung Quốc luôn nhấn mạnh “ngoại giao phục vụ kinh tế”. Thời kỳ đầu, chính sách
này rất thành công. Nhưng muốn cực đại hóa lợi ích quốc gia, kinh tế cũng phải
thường xuyên phục vụ cho ngoại giao. Phương Tây có khái niệm “thương mại mang tính chiến lược”. Từ
xưa đến nay, phương Tây không hề có thương mại tự do hoàn toàn. Thương mại của
phương Tây luôn gắn chặt với những tính toán về chiến lược. Trong khi đó, Trung
Quốc lại không có khái niệm này, càng không thể nói đến việc nâng nó lên tầm
chính sách. Rất tự nhiên, dù (Trung Quốc) là nước lớn về kinh tế, nhưng sẽ
không thể chuyển hóa thành nước lớn về ngoại giao.

Một
vấn đề khác liên quan là tài nguyên ngoại giao. Tài nguyên ngoại giao trên các
phương diện của Trung Quốc đang tăng lên, nhưng Trung Quốc không có một cơ chế
chỉnh thể. Ví dụ: giữa các ngành ngoại giao, thương vụ và an ninh quốc gia
thiếu sự phối hợp hữu hiệu. Lợi ích quốc gia vốn phải ưu tiên hơn lợi ích
ngành, nhưng do thiếu cơ chế phối hợp, hệ quả là lợi ích ngành lại được ưu tiên
hơn lợi ích quốc gia. Vấn đề xuất khẩu đất hiếm chính là một ví dụ cho thấy
điều này. Do không có sự quản lý mang tính phối hợp, không chỉ dẫn tới lãng phí
lớn tài nguyên chiến lược quốc gia, mà quan trọng hơn là tài nguyên cuả mình
nhưng lại để rơi quyền phát ngôn vào nước khác.

Nền
ngoại giao lớn của nước lớn cũng cần có một môi trường xã hội tốt. Ngoại giao
là căn cứ tốt nhất để xem xét một xã hội có lý trí hay không. Rất rõ ràng, một
số người trong xã hội Trung Quốc vẫn thiếu lý trí. Khi có sự kiện nào đó xảy
ra, họ liền ào ào trút giận, xả buồn hay mừng vui quá đỗi.. Ở mức độ nhất định,
Trung Quốc thiếu chủ nghĩa dân tộc lý trí, nhưng lại có quá nhiều người theo
chủ nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn (bài ngoại). Vì thế ở đây cần thiết phải suy ngẫm lại
phong trào giáo dục chủ nghĩa yêu nước.

– Từ quan hệ đối ngoại đến quan hệ quốc tế


Trung Quốc, ngoại giao công chúng dường như ngày càng trở nên sáng rõ và quan
trọng hơn. Nếu chỉ dựa vào các nhà lãnh đạo và các nhà ngoại giao chuyên
nghiệp, ngoại giao Trung Quốc rất khó có thể “thoát ra ngoài”, do đó, ngoại
giao công chúng có thể trở thành một bộ phận trong bố cục của “nền ngoại giao
lớn”. Ngoại giao công chúng không phải là phong trào quần chúng. Ngoại giao
theo kiểu phong trào không những không tạo ra sức mạnh mềm như mọi người mong
đợi, ngược lại còn gây ra nhiều phản ứng phụ. Một nền ngoại giao công chúng
không có tinh thần và năng lực làm việc chuyên nghiệp sẽ không đủ để tiếp sức
cho ngoại giao Trung Quốc.

Quan
trọng hơn là phải thực hiện được sự chuyển đổi từ quan hệ đối ngoại sang quan
hệ quốc tế. Quan hệ đối ngoại, quốc gia nào cũng có, nhưng quan hệ quốc tế thì
không phải như vậy. Quan hệ đối ngoại chỉ xem xét tới mối quan hệ giữa một quốc
gia này với một quốc gia khác. Trong khi đó quan hệ quốc tế lại phải đặt mình
vào chiếc khung của toàn bộ quan hệ quốc tế để xem xét lợi ích của mình. Bất cứ
nước lớn nào nếu hi vọng có được “nền ngoại giao lớn” đều phải vượt qua quan hệ
đối ngoại, có tầm nhìn quan hệ quốc tế.

Trung
Quốc phải bồi dưỡng quan niệm trách nhiệm quốc tế của mình:

Ở đây có thể lấy nước Mỹ làm ví dụ. Vào những năm
1890, Mỹ đã trở thành nước có GDP lớn nhất thế giới, nhưng trước Chiến tranh
thế giới lần thứ nhất, Mỹ chỉ có quan hệ đối ngoại, không có ý thức quan hệ
quốc tế. Trong một thời kỳ lịch sử dài, Mỹ tự cô lập. Sau này khi đã lớn mạnh,
đã đưa ra Học thuyết Monroe nhằm vào “sân sau” của mình, nhưng Mỹ vẫn không
hứng thú với các công việc quốc tế. Chỉ đến thời kỳ Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất, Mỹ mới quyết định can dự vào các sự vụ quốc tế và dần có được quan
niệm về quan hệ quốc tế. Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, Mỹ đã trở
thành lãnh đạo của thế giới phương Tây. Từ quan hệ đối ngoại chuyển biến thành
nước lớn có quan niệm về quan hệ quốc tế, Mỹ đã phải mất hàng chục năm. Vấn đề
hạt nhân của quan niệm quốc tế là trách nhiệm quốc tế.

Muốn có “nền ngoại giao lớn”, Trung Quốc cũng
phải bồi dưỡng quan niệm trách nhiệm quốc tế cho mình. Cùng với sự trỗi dậy,
Trung Quốc không chỉ phải theo đuổi lợi ích bản thân, mà cũng phải có trách
nhiệm đối với toàn bộ hệ thống thế giới. Nếu chỉ có trách nhiệm với một quốc
gia nào đó, thì chỉ là quan hệ đối ngoại.

Điểm then chốt nhất của ngoại giao nước lớn
là xác lập sự tự tin

Xây dựng năng lực thực hiện trách nhiệm quốc tế
có quan hệ chặt chẽ với quan niệm quốc tế. Về phương diện này, Trung Quốc cần tăng
tốc hiện đại hóa quan hệ. Việc này xuất phát từ nguyên nhân sự phát triển bên
trong của Trung Quốc cần tới tài nguyên từ bên ngoài và các lợi ích kinh tế của
Trung Quốc cũng đang tăng tốc “hướng ra bên ngoài”.

Điều này cho thấy Trung Quốc có trách nhiệm không
thể chối bỏ đối với việc duy trì trật tự thế giới hiện nay. Nó cũng yêu cầu
Trung Quốc hiện đại hóa quân sự. Không hiện đại hóa quân sự, Trung Quốc sẽ tiếp
tục trong cảnh “đi nhờ xe” trước đây (như người Mỹ từng nói), không thể bảo vệ
được lợi ích của mình, càng không thể nói tới việc đảm nhiệm được trách nhiệm
duy trì được trật tự quốc tế.

Xem xét ở góc độ tinh thần, cốt lõi của ngoại giao
nước lớn là xác lập sự tự tin. Nước lớn không tự tin sẽ không có “nền ngoại
giao lớn”. Sự xuất hiện của “nền ngoại giao nhỏ” hiện nay là biểu hiện của sự
thiếu tự tin.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới