Thursday, January 23, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnKhu vực thềm lục địa Tư Chính của Việt Nam

Khu vực thềm lục địa Tư Chính của Việt Nam

Khu
vực bãi ngầm Tư Chính nằm trên sự trải dài của thềm lục địa phía Nam Việt Nam,
cách đường cơ sở lãnh hải Việt Nam nơi gần nhất chỉ khoảng 84 hải lý, nơi xa
nhất chưa đến 200 hải lý. Độ sâu khu vực này chưa đến 2.000 m, nên không cần
phải tính đến tiêu chuẩn cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách 100 hải lý
như Công ước quy định. Khu vực bãi ngầm Tư Chính là các bãi ngầm, là bộ phận
của đáy biển, không phải là đảo, thuộc sự trải dài tự nhiên của lục địa Việt
Nam và nằm trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam, cách xa đảo gần nhất của quần
đảo Trường Sa trên 50 hải lý,

nên không thể được coi là “phụ thuộc” vào bất cứ đảo
nào của quần đảo. Theo các tiêu chuẩn về địa chất, khoảng cách và độ sâu của
Công ước Luật biển năm 1982, có thể thấy rõ khu vực này là bộ phận của thềm lục
địa Việt Nam và quy chế này không hề bị phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay
danh nghĩa hay cái gọi là tuyên bố chủ quyền nếu có của bất kỳ một quốc gia nào
khác.

Mọi người
đã biết, ngày 8/5/1992, Công ty CNOOC (Công ty dầu khí hải dương quốc gia)
Trung Quốc đã ký kết một cách bất hợp pháp với Công ty dầu khí Crestone (Mỹ)
“Hợp đồng thăm dò dầu khí Vạn An Bắc 21” trên khu vực các bãi ngầm Tư Chính
trong thềm lục địa Việt Nam. Căn cứ vào luật pháp quốc tế về thềm lục địa, có
thể thấy ngay tính chất bất hợp pháp của việc ký kết một hợp đồng như vậy. Hợp đồng
này, bất luận lý giải như thế nào, hoàn toàn vô giá trị.


ràng là, khu vực Tư Chính hoàn toàn không có gì liên quan lãnh thổ và thềm lục địa
Trung Quốc. Nó nằm cách xa lục địa Trung Quốc đến 600 hải lý, xa hơn rất nhiều
tiêu chuẩn tối đa 350 hải lý cách đường cơ sở lãnh hải của quốc gia ven biển
theo luật biển quốc tế, lại bị tách khỏi lục địa Trung Quốc bởi một máng sâu đại
dương rộng lớn trong Biển Đông sâu trên 4.000 m.

Trung
Quốc cũng đưa ra các lập luận mơ hồ, không có cơ sở pháp lý rằng, đây là vùng nước
kế cận của quần đảo “Nam Sa” (Trường Sa) của Trung Quốc nên cũng là “lãnh thổ” Trung Quốc; Trung Quốc vẽ “đường lưỡi
bò” và cho rằng vùng biển trong phạm vi đường đó trên Biển Đông là “vùng biển
lịch sử” thuộc “quyền quản lý truyền thống” của Trung Quốc. Đây là điều hoàn
toàn phi lý, trái với Công ước Luật biển năm 1982
mà Trung Quốc là thành viên, trái với lịch sử và thực tiễn sử dụng, quản lý Biển Đông từ trước đến nay.

Căn cứ
quy định của Công ước Luật biển năm 1982, các đảo ở quần đảo Trường Sa không
thích hợp cho con người đến ở hay có một đời sống kinh tế riêng nên không những
không thể có thềm lục địa riêng, càng không thể khoanh quần đảo tương tự như
"quốc gia quần đảo" để từ đó nêu yêu sách về thềm lục địa. Hơn nữa, chủ
quyền đối với quần đảo Trường Sa là thuộc Việt Nam.

Nhìn
lại lịch sử phát triển và các quy định của luật biển quốc tế, đặc biệt là về
thềm lục địa, chúng ta biết rằng không hề có cơ sở nào để khẳng định toàn bộ
Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của bất kỳ một quốc gia nào. Một sự khẳng định
như vậy không những không có căn cứ pháp lý mà còn không có cơ sở cả về phương
diện lịch sử, bất chấp thực tế lịch sử của quá trình sử dụng, khai thác Biển Đông
từ lâu đời của các dân tộc sống quanh Biển Đông và của các nước khác có liên
quan, bất chấp sự tồn tại của trật tự pháp lý quốc tế được cộng đồng và thực tiễn
đời sống quốc tế vun đắp xây dựng nên. Không ai có thể thừa nhận một yêu sách
vô lý đến như vậy.

Theo
luật biển quốc tế, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, được
xác định theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982,
là rõ ràng.

Sự thật hiển nhiên là khu vực
các bãi ngầm Tư Chính là thuộc thềm lục địa Việt Nam. Việc ký kết hợp đồng thăm dò
khai thác tài nguyên cũng như tiến hành thăm dò khai thác tài nguyên ở khu vực
này mà không có sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc
tế, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ lập trường không ai được tiến hành
các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên trái phép trên thềm lục Việt Nam và
yêu cầu phải hủy bỏ hợp đồng này./.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới