Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTường trình từ Hoàng Sa Kỳ II

Tường trình từ Hoàng Sa Kỳ II

Kỳ 1: https://biendong.net/tin-tuc/211-tuong-trinh-tu-hoang-sa-ky-1.html
Kỳ 2: Nín thở đi qua vùng biển ‘tử thần’
Suốt chuyến hải hành khi tàu chúng tôi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu đi ngang qua đảo Phú Lâm, xuống Hai Trụ, Tri Tôn về đảo Bom Bay được ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết”.

Bởi nơi vùng biển này chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương….

đi qua vùng biển “tử thần”

Trước khi tàu bắt đầu chạy qua vùng biển đảo Phú Lâm, tôi được lệnh của thuyền trưởng Nguyễn T.T. yêu cầu đem toàn bộ máy móc bọc vào túi ni-lon cột chặt đưa cất giấu dưới hầm tàu để đề phòng khi tàu Trung Quốc phát hiện bắt giữ .

Thuyền trưởng T. bảo: “Nếu không may bị tàu TQ bắt giữ, phát hiện anh đem theo máy ảnh, chắc chắn anh khó có đường trở về. Vì vậy, trường hợp xấu nhất, có thể phải vứt bỏ toàn bộ máy móc anh mang theo xuống biển, nếu như anh muốn bảo toàn mạng sống để trở về…”

Không biết thực hư lời cảnh báo đó như thế nào. Nhưng trong hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm qua vùng biển được bà con ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết” này, toàn bộ đèn trên tàu được lệnh tắt. Chỉ còn bóng điện nhỏ đủ soi sáng chiếc la bàn đặt trước bánh lái cho tài công định hướng chạy tàu giữa đêm đen trên biển.

Trên gương mặt thuyền trưởng Nguyễn T.T lộ rõ vẻ căng thẳng, mắt luôn quan sát phía trước và hai bên. Thuyền trưởng T. kể: Hơn 22 năm bám vùng biển Hoàng Sa từ những ngày còn là ngư dân đi bạn đến khi sắm tàu, anh thuộc vùng biển này như lòng bàn tay và nhận biết ánh đèn của các tàu. 

Đâu là tàu đánh bắt của ngư dân Việt

Nam
, đâu là tàu quân sự, tàu tuần tra của Trung Quốc. Trừ trường hợp tàu tuần tra của Trung Quốc bất thần xuất hiện thì bó tay. Nếu phát hiện từ xa, thì còn có cơ may chạy thoát.

Chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam, chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương….

Nơi vùng biển “tử thần” này, chỉ mới hôm ngày 23-3, khi trên đường  từ Hoàng Sa trở về, tôi lại nhận được tin tàu của ông Tiêu Viết Là, một tàu đánh bắt công suất 70 CV mang số hiệu Qng-50362 mà tôi đã gặp nơi vùng biển Hoàng Sa cùng 12 thuyền viên trên tàu đang đánh bắt cách đảo Phú Lâm khoảng chừng 4 hải lý đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ đòi khoảng tiền chuộc hơn 150 triệu đồng.

Tôi vuốt ngực, ơn trời tôi đã gặp may. Nếu hôm 22-3, tôi ở lại trên chiếc tàu ấy, chắc giờ này đã trở thành “con tin” bị Trung Quốc bắt giữ nơi đảo Phú Lâm.

Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện mà ông Là kể cho tôi nghe hoàn cảnh khi ông đã 2 lần trắng tay vì bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu. Sự đời người ta bảo”họa bất hoá tam”, nhưng với ông, lần bị bắt này là thứ 3 trong vòng hơn 5 năm qua.

Ông kể: 2 lần trắng tay trở về, rồi đi bạn làm thuê không đủ nuôi vợ con 7 người trên bờ. Đánh liều ông vay tiền mua tàu và ra Hoàng Sa. Lần này thì ông cùng 11 thuyền viên tiếp tục bị bắt, thu tàu, đòi tiền chuộc với số tiền vượt ngoài khả năng của một ngư dân nghèo.

Việc ngư dân Việt Nam đi ngang hay đánh bắt tại khu vực đảo Phú Lâm, Tri Tôn thường xuyên bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ thu tàu xảy ra như cơm bữa trong những năm gần đây. Bởi Trung Quốc không muốn sự có mặt thường xuyên của ngư dân Việt

Nam
tại vùng biển này. Nhưng đây là vùng biển chủ quyền của Việt Nam, việc Trung Quốc bắt giữ tàu đòi tiền chuộc là vô lý…”,
thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn nói.

Đó là chưa kể hàng trăm tàu khác với hàng trăm ngư dân phải bỏ mình nơi vùng biển này vì bão tố.

Chỉ tính riêng trận bão Chan Chu hồi tháng 5-2006, đã có hơn 158 ngư dân tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP. Đà Nẵng bỏ mình khi đánh bắt tại khu vực biẻn Hoàng Sa bị cơn bão Chan Chu nhấn chìm.

Hơn 10 giờ nghẹt thở

Suốt chuyến hải hành chạy ngang vùng biển đảo Phú Lâm, Tri Tôn đến vùng biển đảo Bom Bay phải mất hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm.

Thuyền Trưởng Nguyễn T.T bảo với tôi rằng: “Đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt

Nam
, nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ. Cách đây chừng 10 năm, vùng biển này còn là vùng biển chung, tàu đánh bắt các nước trong khu vực cùng đánh bắt quanh các đảo. Nhưng không hiểu tại sao, mấy năm gần đây Trung Quốc lại tăng cường tuần tra, không cho tàu các nước đánh bắt, muốn độc chiếm khu vực biển Hoàng Sa và không muốn sự xuất hiện của ngư dân Viẹt Nam, nên thường xuyên bắt giữ thu tàu…”
.

Còn thuyền trưởng Trương Minh Quang thì bảo rằng, anh đã có hơn 22 năm bám nơi vùng biển Hoàng Sa. Những năm trước, khi đánh bắt cũng như đi qua vùng biển này vào ban ngày đều bình yên. thường xuyên gặp tàu Trung Quốc tuần tra, không hề bị xua đuổi hay bắt bớ. Nhưng không hiểu vì sao độ chừng 5 năm trở lại đây, tàu quân sự và kiểm ngư của Trung Quốc lại có những động thái bắt giữ tàu đánh bắt của bà con ngư dân Việt

Nam
.

Đến 1 giờ sáng đêm ngày thứ 3, tàu chúng tôi đã vượt qua vùng biển “tử thần” nằm sát đảo Phú Lâm chừng 10 hải lý. Vùng biển đảo chìm

Bom
Bay
hiện ra trong màn đêm. Theo tay chỉ của thuyền trưởng T., đảo chìm Bom Bay hiện ra giữa mênh mông biển cả chỉ xác định qua ánh đèn hiệu nhấp nháy được Trung Quốc cho xây dựng trên đảo này.

Đây là đảo không có lực lượng quân sự Trung Quốc đóng giữ. Nhưng theo thuyền trưởng T. cho biết, thỉnh thoảng tàu quân sự và tàu kiểm ngư Trung Quốc vẫn thường xuyên tuần tra tại khu vực này. Nhiều tàu đánh bắt của ngư dân Việt

Nam
thường xuyên bị bắt giữ.

Tuy nhiên, vùng biển quanh đảo

Bom
Bay
vẫn là ngư trường tương đối an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt vào ban đêm. Đặc biệt là nghề lặn biển săn tìm hải sâm, tôm hùm và các loài cá quí nhiều vô kể nơi các rạn san hô quanh đảo.

  Điểm quyết định dừng tàu để chuẩn bị đánh bắt lúc 1 giờ sáng ngày thứ 3 sau chuyến ra Hoàng Sa được thuyền trưởng T. xác định là cách đảo Bom Bay chừng 2 hải lý nằm ở toạ độ 16 độ 03-447N và 112 độ 26-854E thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Cả rạn san hô quanh khu vực đảo
Bom
Bay kéo dài hơn 12 hải lý là ngư trường tốt nhất cho nghề lặn biển vào ban đêm của ngư dân Việt

Nam
.

Thuyền phó T.V. A. chuẩn bị đồ nghề cho đêm đánh bắt đầu tiên ra Hoàng Sa. Thời gian được ấn định cho hai nhóm thợ lặn là 4 giờ đồng hồ, chia làm 2 ca. Sau đó, tàu phải lập tức rời nơi đánh bắt trước 5 giờ sáng ra hải phận quốc tế neo đậu để tránh tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi bắt giữ. 

  • Vũ Trung (Còn tiếp)
RELATED ARTICLES

Tin mới