Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTrung Quốc trong vòng "kiềm nhẹ" của Mỹ và các láng giềng...

Trung Quốc trong vòng “kiềm nhẹ” của Mỹ và các láng giềng châu Á

Dư luận rất chú ý đến chuyến công du 4 nước Ấn Độ,
Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản vào tháng 11/2010 của TTh Mỹ B.Obama. Trong bài Containment lite trên tờ New York Times
(9/11), Thomas L. Friedman cho rằng chuyến đi đó minh họa cho điều có thể gọi
là "chính sách kiềm chế hay ngăn chặn nhẹ nhàng" đang áp dụng đối với
Bắc Kinh.

Theo các nhà phân tích, chuyến thăm của ông Obama nhằm
cho TQ thấy Mỹ biết Ấn Độ hiểu thái độ “hung hăng” gần đây của TQ đã làm cho Ấn
Độ lo ngại. Trong thực tế, không một ai trong số họ muốn đi tới tình trạng đó,
hoặc có ý định thúc đẩy một chính sách theo chiều hướng đó. Thế nhưng, bầu
không khí tại châu Á lúc này đang nồng nặc một tâm trạng lo lắng mới. Tất cả
các nước láng giềng của TQ đều muốn TQ ghi nhận rõ tín hiệu sau đây :
"Đừng mơ tưởng đến việc đỗ xe trên sân nhà tôi". Thậm chí đừng bao
giờ nghĩ đến việc sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự đang lên để áp đặt đòi
hỏi trong các tranh chấp biên giới và các hòn đảo dồi dào dầu hỏa ở Biển Đông.
Bởi vì, nếu bạn làm thế, tất cả các nước láng giềng của TQ – kể cả Ấn Độ – sẽ
buộc lòng phải trở thành những người bạn mới tốt nhất của nước Mỹ. Đây cũng là
lý do tại sao các láng giềng của TQ đều muốn thấy ảnh lãnh đạo của họ chụp
chung với NT Clinton hay TTh Obama – kèm theo những lời chú thích ngầm: "Bạn
TQ ơi, thật tình mà nói, chúng tôi không muốn xiết cổ bạn. Chúng tôi không muốn
một cuộc chiến tranh lạnh tại châu Á. Chúng tôi chỉ muốn làm ăn buôn bán và quan
hệ tốt đẹp. Nhưng, xin bạn vui lòng đi giữa các vạch trắng, thậm chí cũng đừng
nghĩ đến việc đậu xe trong sân nhà tôi bởi vì, nếu bạn làm thế, tôi có người
bạn này từ Washington, anh ấy thực sự to lớn…. Và có chiếc xe cẩu trục riêng
của mình
".

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng Ấn Độ với
lịch sử lâu dài theo chính sách ngoại giao không liên kết hiện không muốn đi
quá chủ trương kiềm chế nhẹ đối với TQ. Vì cho dù TQ và Ấn Độ đang bất đồng về
biên giới nhưng TQ hiện vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ.

Nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ Kanti Basu nói: người
Ấn Độ thấy TQ đang lên và Mỹ đang mờ dần và không có dấu hiệu Mỹ sẽ sửa chữa
được vấn đề của họ trong tương lai. Nhiều người trong giới tinh hoa kỳ cựu của
Ấn Độ vẫn còn sợ "Chủ nghĩa đế quốc" và "Chủ nghĩa tân tự
do" của Mỹ. Ấn Độ sẽ không nhảy vào vòng tay của Mỹ. Nếu TQ xử sự thông
minh, quan hệ Ấn – Mỹ sẽ không bao giờ đi xa hơn chiến lược ngăn chặn trước.
Nhưng nếu TQ không thông minh, một ngày nào đó, Obama đối với Ấn Độ có thể trở thành
một Nixon mới đối với TQ: kẻ thù của kẻ thù của tôi là bạn thân mới nhất của
tôi.

Bên cạnh đó, Christian Caryl, một biên tập viên tạp
chí Foreign Policy cũng ghi nhận chỉ trong 6 tháng gần đây, TQ đã tự biến mình
thành một kẻ bắt nạt. Caryl viết trong bài biên khảo ngày 4/8: "Trong
những tháng gần đây, Bắc Kinh đã nâng đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ trong vùng
Biển Đông lên mức ‘lợi ích quốc gia cốt lõi’ ngang bằng với Tây Tạng hay Đài
Loan, và điều đó đã làm dấy lên phản ứng giận dữ đáng kể nơi các quốc gia khác
trong khu vực – bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, PLP, ĐL và VN – vốn cũng
tuyên bố chủ quyền trên một phần của vùng biển…

Sau đó, như thể là để phòng ngừa khả năng là người Mỹ
và ĐNÁ chưa hiểu thông điệp, Hải quân TQ đã cho tiến hành các cuộc tập trận quy
mô lớn trên biển, triển khai chiến hạm từ cả ba hạm đội của họ. Các vị đô đốc
TQ đứng xem các chiếc tàu bắn ra hàng loạt tên lửa vào một kẻ thù tưởng tượng.
Tất cả các hình ảnh đó đều được Truyền hình TQ ưu ái phát đi một cách chi tiết
"

TQ đã ép VN phải ngưng thăm dò dầu khí tại những vùng
biển TQ tuyên bố chủ quyền. TQ cũng buộc Nhật thả thuyền trưởng tàu cá TQ bị
bắt vì va chạm với 2 tàu tuần duyên Nhật gần quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa
Đông. TQ cũng gây sức ép với Nhật bằng cách tạm ngưng xuất khẩu đất hiếm qua
Nhật.

Brahma Chellaney, chuyên gia phân tích quốc phòng tại
Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Delhi đã viết : "Với Đảng Cộng sản TQ
ngày càng phụ thuộc vào quân đội để duy trì độc quyền về quyền lực và bảo đảm
trật tự trong nước, các sĩ quan quân đội cao cấp đang công khai ảnh hưởng đến
chính sách đối ngoại".

RELATED ARTICLES

Tin mới