Tháng 1 năm 1974, hải quân Trung Quốc đánh chiếm nốt các đảo thuộc phần
phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Thấm thoắt 36 năm đã trôi qua, lớp bụi thời
gian đã phần nào che phủ lên một sự kiện này, làm nảy sinh một số nhìn nhận và đánh
giá sai lầm về một sự thật lịch sử, gây phức tạp thêm cho quá trình tìm kiếm
giải pháp lâu dài cho những tranh chấp ở biển Đông. Do bị tuyên truyền xuyên
tạc và thiếu thông tin, không ít người Trung Quốc cho rằng quần đảo Hoàng Sa đã
thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Thậm chí, một nhóm người hiếu chiến ở quốc
gia to lớn này còn cho rằng: cuộc đánh chiếm Hoàng Sa chứng minh rằng dùng vũ
lực có thể giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ và có ảo tưởng rằng có thể tiếp
tục sử dụng vũ lực để đánh chiếm nốt biển Đông. Chính vì vậy, việc nhìn nhận và
đánh giá sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa một cách
thật khách quan vẫn là hết sức cần thiết để làm sáng tỏ sự thật lịch sử này.
của trận chiến Hoàng Sa
Trong quá trình rút khỏi Đông Dương, chính phủ bảo hộ Pháp trao trả chủ quyền đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường
Sa cho chính quyền Sài Gòn từ tháng 10 năm 1950. Quân đội
của chính quyền Sài Gòn cho quân đóng giữ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực
thi quản lý nhà nước đối với hai quần đảo này.
Năm 1973, sau khi ký Hiệp định Paris, Hoa Kỳ rút quân và thiết bị của mình ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy, Hoa Kỳ đã coi việc bảo vệ quần đảo này
là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.
Thời gian này đã là giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính
quyền Việt Nam Cộng hoà đứng trước nguy cơ thảm bại rõ ràng. Do nhu cầu của
chiến cuộc, việc phòng thủ Hoàng Sa bị suy yếu. Việt Nam Cộng hoà phải rút tiểu đoàn thủy quân lục chiến tại Hoàng Sa đưa
vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ thoả thuận ngầm với Trung Quốc rằng họ sẽ đứng
ngoài cuộc chiến nếu xảy ra đã đẩy Việt Nam Cộng hoà vào thế hoàn toàn đơn độc.
Tình hình đó tạo ra nguy cơ cực lớn cho công cuộc bảo vệ quần đảo Hoàng Sa;
đồng thời cũng tạo thời cơ hết sức thuận lợi cho Trung Quốc hoàn thành việc xâm chiếm toàn bộ quần đảo này.
Diễn biến của trận
chiến Hoàng Sa
Ngày 11 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, lúc đó đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một
phần lãnh thổ của mình. Ngay sau đó, hải quân
Trung Quốc đưa nhiều chiến hạm và tàu đánh cá có vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Ngày 12 tháng 1 năm 1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài
Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của
Trung Quốc; đồng thời, Bộ tư
lệnh Hải quân của
Việt Nam Cộng hoà đã đưa bốn chiến
hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ.
Cả ngày 17 và
18 tháng 1, Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình
khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào hải phận phía tây quần đảo Hoàng Sa. Đến nửa đêm 18 tháng 1, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã ra đến nơi chi viện.
Trận hải chiến lớn nhất và dữ dội nhất giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà và hải quân Trung Quốc nổ ra vào sáng ngày 19 tháng 1.
Ngày 20 tháng 1,
bốn phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung
Quốc oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, và Hoàng Sa … Tiếp đó, binh lính Trung Quốc đổ bộ
tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hoà trên các đảo
này, chiếm nốt phần
phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. 58 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hoà đã ngã
xuống trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa.
Sau khi chiếm được toàn
bộ quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo,
đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người
Việt.
Phản ứng của phía Việt
Nam
Ngày 20 tháng 1 năm 1974, ngoại trưởng chính
quyền Việt Nam Cộng
hoà cũng đã gọi điện và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị có những biện pháp cần thiết
trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng sa.
Ngày 26 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của
Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam. Phản ứng trước vụ việc này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng ra tuyên bố “các nước liên quan nên giải quyết mâu
thuẫn bằng đàm phán trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và quan hệ
láng giềng”. Họ đã không thể làm gì hơn, do Hoàng Sa thời gian đó không nằm trong
quyền quản lý của của mình và họ
vẫn cần đến viện trợ quân sự và kinh tế của Trung Quốc.
Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng,
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngày 5 tháng 6 năm 1976, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã
lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa – Trường Sa và khẳng
định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam,
từ trước đến nay đều do người Việt Nam quản lý.
Ngay sau đất nước thống nhất, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Sau đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
vẫn luôn luôn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường
Sa trên biển Đông.
Sự kiện năm 1974 và
vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa
Trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hoà đang gần đến ngày thảm bại
hoàn toàn, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm nốt phần phía Tây quần đảo
Hoàng Sa. Nhìn nhận sự kiện này dưới bình diện của luật pháp quốc tế, người ta có
thể rút ra một số nhận xét sau :
Một là,
những hành động đánh chiếm các đảo và quần đảo ở Biển Đông bằng vũ lực là một
sự vi phạm nghiêm trọng điều 2 khoản 4 của Hiến
chương Liên hợp quốc, trong đó cấm các quốc gia sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác. Nội dung điều khoản này trong Hiến
chương Liên hợp quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi
tất cả các nước
thành viên của Tổ chức Liên hợp quốc, trong đó có Trung Quốc, đều phải tuân thủ.
Nguyên tắc
này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị quyết
2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong đó quy định : “Các quốc gia có nghĩa vụ không đe doạ hay sử dụng vũ
lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay (coi đe
doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp
giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những
vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia”.
Hai là, hành động Trung Quốc dùng vũ
lực đánh chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm nốt phần
phía Tây của quần đảo này năm 1974 thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ
của Việt Nam.
Trước khi Trung Quốc dùng vũ
lực đánh chiếm (năm 1956 và năm 1974) quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì quần đảo này đã có chủ. Trước đó vài thế kỷ, Việt
Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền của mình
một cách thật sự, liên tục và hoà bình đối với quần đảo Hoàng Sa (và cả Trường Sa). Những
tài liệu lịch sử để lại đã chứng minh rõ ràng rằng Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên
các quần đảo này ít ra là từ thời Chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ thứ XVII. Vào thời kỳ này, Chúa
Nguyễn cử các Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải
ra hai quần đảo, mỗi năm khoảng 8 tháng, để khai thác
các nguồn lợi, tài nguyên của đảo và những hoá vật từ những tàu bị đắm. Năm 1816, Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra
lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Năm 1835, Vua Minh Mạng đã cho xây đền,
đặt bia đá trên hai quần đảo. Đội Hoàng
Sa và Đội Bắc Hải được giao thêm cả nhiệm vụ tuần tiễu, thu thuế trên đảo, bảo
vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi Pháp vào thống trị
Đông Dương.
Cho đến ngày bị Pháp đô
hộ, triều đại phong kiến Việt Nam
đã liên tục thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này một cách hòa bình, không
có nước láng giềng nào cạnh tranh hoặc phản đối.
Năm 1932,
Pháp khẳng định An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa và sáp nhập
quần đảo này vào tỉnh Thừa Thiên. Năm 1933, Pháp sáp nhập quần đảo Trường Sa
vào tỉnh Bà Rịa. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về ký hoà ước với Nhật Bản khi đại biểu một nước lớn đề nghị thảo luận việc bổ sung Dự thảo Hòa ước nhằm mục đích giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc thì Hội
nghị đã bác bỏ đề nghị đó với tuyệt đại đa số phiếu 46/51. Tại Hội nghị, khi
Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các đảo ở hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, Đại diện Chính phủ Bảo Đại là Thủ tướng
Trần Văn Hữu đã chính thức tuyên bố và khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt
Nam đối với hai quần đảo mà không có nước nào lên tiếng phản đối. Sau đó, chính
quyền Việt Nam Cộng hoà đã triển khai đóng quân trên hai quần đảo, quản lý hai quần đảo theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954;
đồng thời luôn khẳng định và thực thi chủ quyền một cách hoà bình và liên tục
đối với hai quần đảo. Năm 1961, Việt Nam Cộng hoà sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam, và năm
1973, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.
Trong khi đó, Trung Quốc không có bằng chứng lịch sử và pháp lý xác thực
nào để yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (và quần đảo Trường Sa). Thực tế là, vào đầu thế kỷ 20, “Đại Thanh đế quốc
toàn đồ” xuất bản năm 1905, tái bản năm 1910, đã thể hiện rất rõ ràng điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ là đảo Hải Nam và “Trung Quốc địa
lý học giáo khoa thử” xuất bản năm 1906 ghi rõ điểm mút ở phía nam Trung Quốc
là Châu Nhai, Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18013′ bắc. Các công trình nghiên cứu chính
sử và các sử liệu chính thức của các triều đại phong kiến Trung Quốc từ đời nhà
Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh cho đến nhà Thanh cũng cho thấy
một kết luận tương tự: điểm cực Nam của cương vực Trung Quốc chỉ đến đảo Hải
Nam.
Theo nhiều tư liệu của Trung
Quốc và của các học giả nước ngoài thì phải đến đầu thế kỷ
20, trước sự đe doạ của chủ nghĩa nghĩa bành trướng Nhật Bản, Trung Quốc mới quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa và đến những thập kỷ
20 và 30 thì mới thể hiện ý đồ tranh giành chủ quyền với chính quyền bảo hộ
Pháp. Cho đến lúc đó thì người Trung Quốc chưa có hành động thể hiện sự chiếm hữu thực sự nào đối với các đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Sau chiến tranh
thế giới lần thứ hai, vào tháng 11 năm 1946, với lý do giải giáp quân Nhật, quân
đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm (thuộc Nhóm Đông của quần đảo Hoàng
Sa và đảo Itu Aba (thuộc quần đảo Trường Sa) và đến tháng 4 năm 1950 thì rút khỏi đảo
Phú Lâm. Sau khi đuổi được quân đội
Tưởng Giới Thạch ra khỏi lục địa, năm 1956 chính quyền Bắc Kinh
cho quân đánh chiếm
toàn bộ phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.
Ba là, theo luật pháp quốc tế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở
quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, đá mà họ đã
dùng vũ lực để chiếm đoạt. Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại
hội đồng Liên hợp quốc được trích dẫn ở trên đã nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một
cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương
Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự
chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực.
Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe doạ hay sử dụng vũ lực sẽ không
được thừa nhận là hợp pháp”.
Hành động xâm lược nói trên không bổ sung vào bộ hồ sơ pháp lý về chủ quyền
của Trung Quốc ở Biển Đông. Những hành động như vậy đã bị cộng đồng quốc tế lên
án mạnh mẽ và chắc chắn sẽ bị các toà án quốc tế bác bỏ một khi chúng được đưa
ra tòa án quốc tế nhằm minh chứng cho chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tóm lại, chiếu theo các quy
định của luật pháp quốc tế, có thể nói rằng hành động của Trung Quốc dùng vũ
lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào các năm 1956 và năm 1974 là sự vi phạm
nghiêm trọng nguyên tắc “cấm việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” và bị
coi là “hành động xâm lược”. Dù có chiếm
đóng thêm một trăm năm nữa thì Trung Quốc cũng không có chủ quyền đối với quần
đảo Hoàng Sa. Những gì thuộc về Cesar sẽ phải trả về cho Cesar. Quần đảo Hoàng
Sa thuộc về Việt Nam phải trả về cho Việt Nam. Đó là một sự thật lịch sử,
không thể nào thay đổi./.
Xuân Thành