Kỳ II
7.
Địa lý của Vương quốc Đàng Trong (1849)
Địa lý Vương quốc Đàng Trong (Geopraphy of the Cochinchinese
Empire)
là cuốn sách do tiến sĩ Gutzlaff viết về địa lý nước Việt Nam thời Nguyễn đăng
trên Tạp
chí “The Journal of the Royal Geographical Society of London” tập 19
năm 1849.
Trong phần về bờ biển và hải đảo, Gutzlaff viết về
quần đảo Hoàng Sa như sau:
(Cát Vàng), nó ở gần bờ bể An Nam 15 đến 20 dặm và lan giữa các vĩ tuyến
15 và 17 độ Bắc, và các kinh tuyến 111 và 113 độ Đông, nếu Vua xứ Cochin-China
đã không đòi quần đảo ấy là của mình, với nhiều đảo và ghềnh rất nguy hiểm cho
người hàng hải. Không biết vì san hô hay vì lẽ khác mà các ghềnh đá ấy lớn dần;
nhưng rõ ràng nhận thấy rằng các đảo nhỏ ấy càng năm càng cao, và một vài đảo
bây giờ đã có người ở thường xuyên, thế mà chỉ mấy năm trước sóng đã vỗ mạnh
trào qua. Những đảo ấy đáng lẽ không giá trị nếu nghề chài ở đó không phồn thịnh
và không bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu. Từ lâu đời, những thuyền, phần lớn
từ Hải Nam tới, đã hàng năm đến các bãi nổi này và tiến hành cuộc đi xa đến tận
bờ đảo Boornéo. Tuy rằng, hàng năm hơn mười phần trăm bị đắm, nhưng đánh cá được
rất nhiều, đến nỗi không những bù hết mọi thiệt thòi, mà còn để lại món lợi rất
lớn. Chính phủ An Nam thấy những mối lợi có thể mang lại nếu đặt
ra một ngạch thuế bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này (tức
quần đảo Paracel, mà tác giả gọi là Kat Vang) để thu thuế mà mọi người
ngoài tới đây đều phải nộp, và để bảo trợ người đánh cá bản quốc. Vậy nên một cuộc
giao dịch lớn được dần dần thiết lập và hứa hẹn một đà tăng trưởng quan trọng
nhờ có rất nhiều cá tới đẻ trứng trên các bãi này. Một vài đảo có cây cối cằn cỗi,
nhưng thiếu nước ngọt; và những thủy thủ nào quên mang theo nước trữ đầy đủ,
thường bị lâm vào cơn khốn đốn” (trang 93).[1]
8. Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương,
XeyLan (1850)
Trong tác phẩm này, M.A. Dubois de Jancigny có viết về
quần đảo Hoàng Sa như sau :
“Chúng tôi quan sát thấy rằng từ ba mươi tư năm nay, quần đảo
Paracels (người An Nam gọi là Cát vàng), một ma hồn trận thật sự của các đảo nhỏ,
các đá và các bãi cát, rất đáng sợ cho các nhà hàng hải và có thể được
coi là hoang dã và vô tích sự nhất trong số các điểm của quả địa cầu, đã được
người Nam Kỳ (Cochinchine) chiếm hữu. Chúng tôi không để ý liệu họ có tạo nên một
công trình nào trên đó không (nhằm mục đích, có thể, bảo vệ nghề cá); nhưng chắc
chắn rằng Vua Gia Long đã gắn thêm vòng hoa này vào vương miện của người, bởi
vì ngài đã thân chinh tới đó chiếm hữu, việc này xảy ra vào năm 1816 khi ngài
long trọng kéo cờ của Nam Kỳ (Cochinchine) lên đó”.[2]
9.
Địa lý tóm tắt (1850)
Địa lý tóm tắt (Compendio di Geografia) là sách do Adriano Balbi soạn năm 1850. Trang 641 của
sách này
mô tả về địa lý Vương quốc An Nam có ghi: Thuộc Vương quốc này cũng có
quần đảo Paracels, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor (tức Hoàng Sa, nhóm
đảo Hải tặc và Côn Đảo). Cũng trong tác phẩm này các trang 644-648 có
viết về
địa lý Trung Hoa không hề nhắc gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[3]
10. Tài liệu lưu trữ Anh-Pháp về vụ tai nạn tàu “Bellona” tại
Đá Bắc và tàu “Imegi Maru” vào
các năm 1895 – 1896
Trong những năm 1895 – 1896 có tai nạn đắm tàu Đức
“Bellona” tại Đá Bắc và tàu Nhật “Imegi Maru” tại cụm An Vĩnh, Hoàng Sa. Về vụ
tai nạn này, các tài liệu ngoại giao chính thức còn lưu trữ nhiều tại
Anh, Pháp và Đài Loan. Để hiểu về vấn đề này, có thể xem Công hàm
của Toàn quyền Đông Dương ngày 6 tháng 5 năm 1921 trong đó có ghi :
“Tàu Bellona” và tàu Imegi Maru chuyên chở đồng do các công
ty Anh bảo hiểm. Các cố gắng cứu trợ tỏ ra vô ích. Các tàu công tác gấp đã gặp
phải thời tiết xấu, sau khi không thu được kết quả, buộc phải trở về Hồng Kông.
Các xác tàu bị từ bỏ.
Ngư dân Trung Quốc, trên các thuyền mộc nhẹ, đã bắt đầu cướp
bóc có phương pháp các tàu đắm. Họ chào mời thông qua trung gian các nhà buôn của
họ tại Hội Hào để nhượng lại số đồng cướp được. Các công ty từ chối và vì một
phần đồng đã được đổ lên Hải Nam, nhà chức trách tại chỗ, Bộ trưởng Anh tại Bắc
Kinh và Lãnh sự Hội Hào đã can thiệp nhằm yêu cầu thu hồi lại toàn bộ số đồng
này, tuyên bố rằng ngay khi xảy ra tai nạn đắm tàu, các quan tại Hải Nam đã được
thông báo để họ tiến hành các biện pháp đề phòng nhằm ngăn chặn cướp bóc và họ
phải chịu trách nhiệm.
Các quan đã phản kháng, cho rằng các đảo Paracels và các đảo
đã bị từ bỏ, không thuộc Trung Quốc cũng như không thuộc An Nam, rằng chúng
không được sáp nhập về hành chính vào bất kỳ quận nào của Hải Nam, và không
một chính quyền đặc biệt nào chịu trách nhiệm cảnh sát chúng”.[4]
Khi phân tích lời văn không ai còn có thể nghi
ngờ rằng chính quyền sở tại Trung Quốc đã trút bỏ mọi ý định tranh cãi chủ quyền
trên các đảo mặc dù họ không công nhận sự quản lý của Việt Nam. Tuy nhiên, sự
kiện này đã khẳng định sự dửng dưng của Trung Quốc đối với Hoàng Sa trong những
năm cuối cùng của thế kỷ XIX.
[1] Nguồn: Thư
viện quốc gia Pháp.
[2] M.A Dubois
de Jancigny, Thế giới,lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Xeylan,Paris éd, Firmin Didot Freres, 1850, tr. 555.
[3] Thư
viện quốc gia Torino, Italia
http://books.google.com/books?id=rWk_AAAAIAAJ&pg=PA783&dq=compendio+di+geografia+toronto
&ei=UzUGTJTkMJ-EkASA3IzSDA&cd=1#v=onepage&q=paracels&f=false
[4] Xem P A Lapique, “Về quần
đảo Hoàng Sa”, Viễn Đông, Tạp chí Đông Dương có minh hoạ, 7 – 12 năm
1929, tr. 605– 606.
Mỹ Đức