Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBàn về những bài viết, phát biểu thiếu chín chắn gần đây...

Bàn về những bài viết, phát biểu thiếu chín chắn gần đây trong giới quân sự, học giả Trung Quốc

altNhà xuất bản Nhà
văn Trung Quốc tháng 10 năm 2010 cho xuất bản cuốn “Biển Nam Trung Hoa xao động”
của Vương Bội Vân, nguyên Tổng biên tập báo Dầu khí hải dương Trung Quốc. Tác
giả đã mô tả chi tiết sự kiện Hoàng Sa năm 1974 khi Trung Quốc cho quân đánh
chiếm phần phía Tây của quần đảo này, và sự kiện Trường Sa năm 1988 khi Trung
Quốc chiếm một số bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tác giả cho
rằng đây là “cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc”.

Cuối tháng 12
vừa qua, tướng về hưu của Trung Quốc là Từ Quang Dụ lên Đài truyền hình Thẩm Quyến
Trung Quốc nêu ý kiến về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo hướng
“tiên lễ hậu binh – nếu đàm phán không được thì phải dùng biện pháp cứng rắn,
quyết đoán để thu hồi lại các đảo ở Biển Đông”. Có mạng tư nhân còn đăng bài “Đã
nghe thấy tiếng mài dao của hải quân Trung Quốc ở Trường Sa”. Đáng chú ý nhất
là Báo “Thời báo học tập của trường Đảng Trung Quốc” cho đăng bài khuếch trương
tư tưởng của Đặng Tiểu Bình trong giải quyết tranh chấp trên biển là “chủ quyền
thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” và “cần chuẩn bị đầy đủ cho việc sử
dụng vũ lực”, “xây dựng lòng tin dám đánh và tất thắng” qua “thắng lợi” của
Trung Quốc trong “cuộc chiến phản kích tự vệ Tây Sa năm 1974” và “giành lại đảo
Xích Qua năm 1988”.

Những ý kiến, quan
điểm trên đây của một số người trong giới quân sự và học giả Trung Quốc xem ra
không hiểu biết, không cân nhắc lắm về thời thế, cũng không cẩn trọng khi phát
ngôn, và suy cho cùng, lại thể hiện cái ý định lâu nay của Trung Quốc muốn biến
Biển Đông thành ao nhà của mình, nuôi tham vọng cho giấc mơ Trung Quốc làm bá
chủ khu vực Biển Đông và biển Đông Á. Quan điểm và những ý kiến này lại một lần
nữa cho thấy tư tưởng nước lớn, tư tưởng bá quyền, coi thường những nguyên tắc
cơ bản của luật pháp quốc tế và những xu thế không thể đảo ngược trong quan hệ
quốc tế; coi thường cả những tuyên bố mà chính giới Trung Quốc đã từng nói với
thế giới về một Trung Quốc luôn mong muốn “chung sống hoà bình” với các dân
tộc; coi thường xu thế của thời đại ngày nay khi các quốc gia, dân tộc đang có những
mối quan hệ đan xen, phụ thuộc lẫn nhau do toàn cầu hoá quốc tế đem lại.

Trung Quốc cần
phải hiểu rằng, sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và sự kiện Trường Sa năm 1988 là hành
động quân sự thô bạo mà Trung Quốc đã tiến hành đối với Việt Nam nói riêng và
cả cộng đồng quốc tế nói chung, chà đạp lên những nguyên tắc đã nêu trong Hiến
chương Liên Hợp quốc và các văn bản pháp lý quốc tế khác. Thực chất đó là một
bước đi có tính toán của Trung Quốc nhằm lợi dụng cuộc chiến tranh Việt Nam lúc
bấy giờ, khi Việt Nam đang phải tiến hành cuộc chiến tranh giành lại độc lập,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc mình. Cuộc chiến tranh này đã làm
cho Mỹ sa lầy, suy yếu, buộc phải thay đổi chiến lược và sự quan tâm của Mỹ đối
với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương để đối phó với các khu vực khác trên thế
giới. Tranh thủ thời cơ đó, Trung Quốc đã dùng lực lượng quân sự đánh chiếm
phần phía tây quần đảo Hoàng Sa, lúc bấy giờ đang do quân đội của chính quyền Sài
Gòn nắm giữ và thực hiện chủ quyền. Vẫn cái chiêu thức lợi dụng tình hình ấy mà
năm 1988 Trung Quốc tranh thủ lúc tình hình thế giới có nhiều biến động, Liên
Xô và các nước XHCN Đông Âu gặp khó khăn vì thực hiện những chủ trương sai lầm
trong kinh tế và chính trị, không hậu thuẫn nhiều cho các nước XHCN khác và phong
trào tiến bộ trên thế giới, Trung Quốc đã tranh thủ thời cơ này đánh chiếm bãi đá
Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành vi quân sự
bạo ngược này cũng diễn ra khi Trung Quốc, năm 1995, chiếm đoạt bãi Vành Khăn
trong quần đảo Trường Sa, lúc bấy giờ do Philippines chiếm đóng, sau khi các
lực lượng quân sự Mỹ rút khỏi căn cứ quân sự của Mỹ ở Subic và Clark
(Philippines).

Vấn đề Biển Đông
ngày nay không phải như trước đây, đang đựợc rất nhiều quốc gia, cộng đồng quốc
tế quan tâm và lo ngại. Bởi vì Biển Đông trên thực tế không phải chỉ là “Nam hải” của
Trung Quốc. Biển Đông là phần không thể thiếu của 8 quốc gia khác là Việt Nam,
Cămpuchia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philpipines và Brunei. Với
diện tích khoảng 3,5 triệu km2, Biển Đông tuy không lớn nhưng có vị
trí rất quan trọng xét về giao thông hàng hải, tiềm năng dầu khí, tiềm năng
thuỷ sản và vị trí địa chiến lược. Từ xa xưa trong lịch sử, Việt Nam, một quốc
gia hướng ra Biển Đông và có hơn 3000 km bờ biển, đã thực hiện quyền khám phá,
khai thác và thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được các sách sử ghi
chép và lưu giữ đầy đủ, được ghi lại trong các cuốn sách của những người đi
biển, những người truyền giáo thời kỳ đó, trong đó đã vô tư xác nhận hai quần
đảo này do các vua chúa phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ cai quản. Ngày nay,
theo các quy định trong luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển 1982 – một văn kiện pháp lý về biển quan trọng nhất từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai, hiện được 160 quốc gia ký kết tham gia, thì những
quyền lịch sử mà cha ông ta đã thực hiện ngày càng có cơ sở pháp lý hơn để viện
dẫn. Thế giới ngày nay cũng không phải như trước đây mà có thể tự nhiên cá lớn
nuốt cá bé. Đó là thế giới mà các quốc gia có các lợi ích đan xen, phụ thuộc
lẫn nhau, cùng phải hợp tác với nhau giải quyết những vấn đề mang tính toàn
cầu, sống còn đối với nhân loại.

Trước thực tế như
vậy, những phát ngôn sặc mùi hiếu chiến, bạo lực, kích động tự tôn dân tộc hẹp
hòi một cách thiếu cân nhắc trong các phát biểu, bài viết… của  phía Trung Quốc như đã nêu trên chỉ càng làm
cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn ý đồ, tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung
Quốc mà thôi. Ý đồ đó sẽ không thể thực hiện được trong tình hình hiện nay vì
nó đụng chạm quá nhiều và xâm phạm quá nhiều đến lợi ích chính đáng của các
nước khác trong khu vực, kể cả những nước ngoài khu vực có lợi ích về kinh tế,
tự do hàng hải, và cộng đồng quốc tế nói chung. Những tuyên bố bạo lực của
Trung Quốc hiện đang đi ngược lại với nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử trên
Biển Đông năm 2002 mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết, với một bên là
cộng đồng các nước ASEAN. Trong cuộc họp của Ngoại trưởng các nước ASEAN tại
Indonesia mới đây (đầu tháng 1/2011), các nước ASEAN đã thống nhất khẳng định DOC
là văn bản ký kết giữa khối ASEAN và Trung Quốc, không phải như Trung Quốc nói DOC
là văn bản Trung Quốc cam kết “song phương” với từng nước ASEAN. Các Ngoại
trưởng đã nhắc lại nội đung của DOC và đề ra những định hướng để phát triển
DOC, tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

 Trung Quốc cần lưu ý rằng, Trung Quốc, với tư
cách là một bên ký kết DOC, đã cam kết tuân thủ nội dung của DOC, trong đó nêu
rõ: “Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền
tài phán bằng các biện pháp hoà bình, không đe doạ sử dụng hay sử dụng vũ lực,
thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ
quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp
quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982” và “Các bên
liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc
gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hoà bình và ổn định…”

Trong bối cảnh
quốc tế và khu vực như vậy, liệu có chỗ đứng cho những quan điểm, chính sách
dùng bạo lực quân sự để giải quyết tranh chấp trong quan hệ quốc tế, như Trung
Quốc đã làm trong thời gian trước đây hay không?./.

Minh
Ngọc

 

RELATED ARTICLES

Tin mới