Wednesday, December 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnThắng lợi ngoại giao của Việt Nam?

Thắng lợi ngoại giao của Việt Nam?

altTin cho hay một văn bản quan trọng về chủ
đề Biển Đông của khối Asean đã phải thay đổi sau khi có phản đối của
Việt Nam.

Một nguồn tin ngoại giao cho hãng thông
tấn Nhật Bản Kyodo biết đương kim chủ tịch khối các quốc gia Đông Nam
Á là Indonesia đã sửa đổi câu chữ về tranh chấp lãnh thổ tại Biển
Đông trong Thông cáo của Chủ tịch Asean.

Thông cáo này được đưa ra vào cuối hội
nghị thượng đỉnh Asean tổ chức tại Jakarta
từ 07/05-08/05.

Trước đó, trong đoạn thông cáo, lãnh đạo
10 quốc gia Asean được nói đã “thống nhất rằng các bất đồng về
lãnh thổ và luật pháp tốt nhất phải được giải quyết song phương
hoặc giữa các bên liên quan”.

Thế nhưng tới ngày 11/05, Indonesia đã
xóa câu này và sau đó đăng phiên bản mới của thông cáo trên website
của Ban Thư ký Asean.

Việt Nam lâu nay vẫn duy trì cách tiếp
cận đa phương trong tranh chấp lãnh thổ, cho rằng một số cường quốc
có thể lợi dụng quan hệ song phương cho các toan tính riêng theo kiểu
“bẻ từng chiếc đũa”.

Ngược lại, Trung Quốc, với tư cách nước
lớn, trên các diễn đàn quốc tế thường cổ súy cho cách giải quyết
song phương.

‘Lỗi chính tả’

Ông Djauhari Oratmangun, phụ trách hợp tác
Asean tại Bộ Ngoại giao Indonesia,
nói với hãng Kyodo rằng văn bản chỉ sửa đổi đôi lỗi chính tả và từ
ngữ, chứ không phải về nội dung.

Tuy nhiên, một nguồn ngoại giao khác thì
nói cả một câu đã bị xóa đi sau khi bị Việt Nam phản đối vì muốn
có sự tham gia của cả các quốc gia Asean không trực tiếp đòi hỏi chủ
quyền Biển Đông.

Khác biệt trong quan điểm về Tuyên bố
chung về cách ứng xử tại Biển Đông (DOC) vẫn tồn tại giữa các nước
Asean và Trung Quốc cho dù hai bên đã ký văn bản này từ 2002.

Một nhóm công tác của Asean về Biển Đông
hiện đang soạn thảo quy định hướng dẫn thực hiện DOC với giải pháp
ngoại giao cho tranh chấp lãnh thổ.

Ba nước Việt Nam, Malaysia
và Philippines
muốn thêm vào một câu quan trọng, rằng Asean “sẽ tiếp tục thông
lệ tham vấn lẫn nhau trước khi làm việc với Trung Quốc”.

Thế nhưng Bắc Kinh phản đối điều này vì
muốn thương lượng song phương để có thể ảnh hưởng nhiều hơn tới các
đối tác nhỏ.

Trung Quốc, Đài Loan và các thành viên
Asean là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đang tranh chấp chủ
quyền tại Biển Đông.

Giới phân tích nhận định Trung Quốc đang
muốn tận dụng ưu thế của quốc gia bạn hàng thương mại-kinh doanh hàng
đầu với Asean để tranh thủ các nước thành viên không trực tiếp tham
gia tranh chấp Biển Đông như Thái Lan, Campuchia hay Indonesia.

Từ 2009, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của
cả khối Asean, chiếm tới 11,6% lượng xuất nhập khẩu của khu vực này./.

BBC

 

RELATED ARTICLES

Tin mới