Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiPhép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam

Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam

Hành động của Trung
Quốc ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam có ý nghĩa gì và Việt
Nam cần hành động ra sao? Dưới đây là tóm lược nội dung bài phân tích của nhóm
tác giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, Nguyễn Trọng Bình, Phạm
Thu Xuân đăng trên Vnexpress:

Trong suốt những năm qua, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ,
đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa,
Trường Sa. Nhưng với sự kiện ngày 26/5, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ tàu
thuyền ngư nghiệp của Việt Nam
tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam.
Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore,
Indonesia và Philippines
(từ 15/5) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay
trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16/5), Trung
Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực
từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…
Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế này cho thấy một số tín hiệu
phát đi của giới làm chính sách Trung Quốc.
Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung
Quốc đang cố chứng tỏ với với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ
sẵn sàng phủ nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến
xuống vùng biển Đông bằng chính sách vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa
kèm và giành giật sau, đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm.

Thứ
hai
, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp
Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất
chấp những động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín
hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với
Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly
Việt Nam với các quốc gia ASEAN.
Thứ ba, Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U
(đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính
toán khác. Nếu Việt Nam
im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm .
Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên
ngoài nhằm hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước.
Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung
Quốc được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản
phẩm đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác
có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện có kế hoạch triển khai quân ra
đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hợp
Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung
Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp
để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và
những cam kết hòa bình mà ASEAN đã theo đuổi.
Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới
bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa. Họ đang ngày
càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực
đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.
Nhân dân Việt Nam
cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong và ngoài nước. Đây
cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt qua
khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minh
để vượt qua thách thức này của đất nước.
Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần
tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình
huống xấu hơn nữa, mà không rơi vào tình thế bị động.
Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để
tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần
tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.
RELATED ARTICLES

Tin mới