Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBiển Đông: Tài sản chung dành riêng cho Trung Quốc?

Biển Đông: Tài sản chung dành riêng cho Trung Quốc?

altBienDong.Net: Công ước LHQ về Luật Biển ( UNCLOS ) chi
phối trật tự toàn cầu trên biển trong một thập kỷ rưỡi vừa qua. Với việc khẳng
định “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi
tín hiệu bác bỏ UNCLOS. Việc Trung Quốc biến Biển Đông thành phiên bản “mare
nostrum”( Biển của ta) hiện đại sẽ làm suy yếu một chế độ pháp lý quốc tế
đang góp phần vào  trật tự toàn cầu.

Đó
là khẳng định của giáo sư Carlyle A. Thayer, giáo sư danh dự  Đại học New South Wales tại Học viện Lực
lượng Quốc phòng Úc, Canberra.
BienDong.Net xin giới thiệu bài viết của ông đăng trên YaleGlobal, ngày 07
tháng 7 2011.

Trong
khi trung tâm nền kinh tế toàn cầu chuyển dịch về phía đông, phản ánh sự nổi
lên của Trung Quốc như là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các tuyến đường
giao thương phục vụ khu vực này cũng trở nên quan trọng hơn.

Điều này thu hút
sự quan tâm mới đối với Công ước LHQ về Luật Biển ( UNCLOS). Hệ thống pháp lí
quốc tế này chi phối  trật tự toàn cầu
trên biển trong một thập kỉ rưỡi vừa qua, và Đông Á đã nổi lên như một khu vực
xung đột mới. Trung Quốc đã phát tín hiệu bác bỏ UNCLOS với việc khẳng định
“chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông. Lập trường này xung đột với
đòi hỏi của 6 quốc gia khác nằm quanh vùng biển này- đó là Đài loan, Việt Nam,
Philippines, Malaysia và Brunei, tất cả đều có những đòi hỏi pháp lý khác nhau
đối với vùng nước, vùng cấu trúc đặc trưng và các hòn đảo trong vùng biển này dựa
trên UNCLOS.

Những
yêu sách có từ hàng thập kỉ này đã trở nên cấp bách hơn với việc Trung Quốc nổi
lên như một quốc gia thương mại lớn phụ thuộc hơn bao giờ hết vào các tuyến
hàng hải trải dài từ Đông Á đến Trung Đông. Trung Quốc, quốc gia một thời vẫn
tự cung tự cầp về nguồn năng lượng, giờ đây 
đang phải nhập khảu dầu lửa,  và
sự phụ thuộc của họ vào việc nhập khẩu hơi đốt sẽ tăng đáng kể trong hai thập
kỉ tới. Mối lo ngại của Trung Quốc về sự an toàn của các tuyến giao thông hàng
hải và nhu cầu của Trung Quốc về năng lượng đều tập trung vào Biển Đông, nơi
được cho có  những mỏ dầu và hơi đốt lớn.

UNCLOS
có hiệu lực năm 1996 với tư cách là chỉnh thể pháp lí toàn cầu qui định quyền
và trách nhiệm của các quốc gia ven biển trong lĩnh vực hàng hải. UNCLOS là một
thoả hiệp được soạn thảo một cách kĩ lưỡng giữa các nước ven biển và các nước
sử dụng biển cả, vì lợi ích kinh tế của họ.

Theo
UNCLOS, tất cả các quốc gia ven biển được quyền thiết lập Vùng đặc quyền kinh
tế(EEZ) 200 hải lý tính từ bờ biển trở ra. Họ có chủ quyền đối với toàn bộ  tài nguyên trong khu vực này, kể cả trên biển
và trên thềm lục địa. Các nước sử dụng vùng biển này có quyền đi qua các vùng
EEZ bằng đường biển và  bằng máy bay trên
đó.

alt 

Trung Quốc đã tạo nên những cấu trúc như thế
này ở Biển Đông để đòi hỏi chủ quyền. Ảnh: YaleGlobal.

UNCLOS
bắt buộc cả các nước ven biển và các nước sử dụng biển phải tôn trọng quyền của
bên kia. Thêm vào đó, UNCLOS  có sự phân
biệt giữa các đảo và các cấu trúc đặc trưng khác, như các vỉa đá. Các đảo được
xác định là các vùng đất có nước bao bọc và có thể hỗ trợ cho con người đến ở
và có một chức năng kinh tế. Các đảo được xác định theo luật quốc tế có vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Các cấu trúc đặc trưng khác trên biển- kể các các
bãi đã, các bãi san hô, đảo nhỏ và các bãi cát không được hưởng qui chế này.

Rắc
rối Biển Đông nổi lên vừa do nó nằm ở trung tâm tuyến  hàng hải tấp nập thứ hai trên thế giới nối
Đông Á với Trung Đông, vừa do địa hình phức tạp của nó. Vùng biển này có hai
quần đảo: Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa ở giữa. Hai quần đảo này, với rất
nhiều cấu trúc đặc trưng được đánh dấu như là khu vực nguy hiểm trên bản đồ
hàng hải. Vì lý do an toàn đi lại, các tuyến giao thông đường biển chạy men
theo các nhóm đảo này sang phía đông gần Philippines
và sang phía tây gần Việt Nam.
Biển Đông có vai trò quan trọng về kinh tế do nguồn lợi cá và tài tài nguyên
dầu lửa đã được kiểm chứng và có nhiều tiềm năng.

Trung
Quốc và Đài loan yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông căn cứ trên phát hiện mang
tính lịch sử. Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và chiếm ít nhất
7 cấu trúc đặc trưng khác trên Biển Đông. Đài Loan chiếm cái được cho là hòn
đảo duy nhất- xét trên phương diện pháp lý theo qui định của UNCLOS- tại quần
đảo Trường Sa.

Phần
còn lại của quần đảo Trường sa được phân chia như sau: Việt Nam chiếm hơn 20 cấu trúc đảo, số lượng lớn
nhất; Philippines chiếm 9, Malaysia
chiếm  ít nhất 5. Brunei không
chiếm cấu trúc đảo nào và chỉ đòi vùng EEZ 200 hải lý.

Năm
2002, Hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN) và Trung Quốc đã tìm cách giải quyết tranh
chấp lãnh thổ của họ bằng cách thông qua Tuyên bố về ứng xử của các Bên tại
Biển Đông. Các bên cam kết giải quyết bất đồng một cách hoà bình không dùng đến
vũ lực hoặc đe doạ vũ lực. Văn kiện này cũng nêu ra một số các hoạt động hợp
tác và  các biện pháp xây dựng lòng tin
mà chưa lần nào được thực hiện.

Những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông nảy sinh một phần hồi tháng 5/2009 khi Uỷ Ban LHQ về giới hạn thềm lục địa đưa
ra thời hạn chót cho việc nộp các văn bản về  chủ quyền đối với vùng thềm lục địa mở rộng, nghĩa là bên ngoài phạm vi 200 hải lý.  Việt Nam
và Malaysia,
hai nước vừa nộp báo cáo  riêng, vừa nộp báo cáo chung. Điều này đã bị
Trung Quốc  phản đối. Trung Quốc đã gửi
báo cáo của họ bằng cách lần đầu tiên chính thức trình ra một bản đồ Biển đông
có 9 đoạn tạo thành đường chữ U kéo dài từ 
phía đông bờ biển Việt Nam tới tận phía bắc Indonesia và chạy tiếp lên
phía bắc tới bờ biển phía Tây Philippines. Trung Quốc không cung cấp thêm tài
liệu  nào như  các toạ độ chính xác của các đoạn trên bản đồ
hay những đoạn này được kết nối với nhau như thế nào. Yêu sách lãnh thổ của
Trung Quốc ăn sâu vào các vùng kinh tế đặc quyền EEZ mà các nước ven biển thiết
lập. Quan trọng hơn, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách không rõ ràng: Phải chăng
bản đồ hình chữ U của Trung Quốc đòi  chủ
quyền đối với toàn bộ các đảơ và các cấu trúc đảo? Phải chăng bản đồ này tuyên bố
toàn bộ lĩnh vực hàng hải trong vùng là 
lãnh hải của Trung Quốc? Hay là Trung Quốc tuyên bố rằng tất cả các bãi
đá ở Biển Đông trên thực tế cũng là những hòn đảo được hưởng  Vùng kinh tế Đặc quyền (EEZ)?

alt 

Yêu sách đường 9 đoạn
của Trung Quốc ở Biển Đông. ẢnhYaleGlobal.

Trung Quốc đã gây sức ép buộc các công ty Mỹ không
được hỗ trợ các nước khác thăm dò dầu lửa. Trung Quốc đã đơn phương áp đặt lệnh
cấm đánh bắt cá hàng năm nhằm vào các ngư dân Việt Nam. Năm nay Trung Quốc đã tỏ ra
hung hăng khác thường trong việc can thiệp vào hoạt động thương mại của các tàu
thăm dò dầu lửa trong vùng kinh tế đặc quyền của Philippines và Việt Nam. Việt Nam phản ứng
lại việc cắt cáp đối với  hai tàu của họ
bằng cách đưa một chiếc tàu trở lại biển khơi với các tàu hộ tống có vũ trang,
và bằng việc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở ngoài khơi bờ biển của họ.

Các nước đòi hỏi chủ quyền ở Đông Nam Á tìm cách
giải quyết tranh chấp của họ với Trung Quốc bằng cách tập hợp lại và đưa ra một
lập trường chung. Sau đó, họ muốn đàm phán 
với Trung Quốc trên cơ sở đa phương. Trung Quốc cho rằng mọi tranh chấp
lãnh thổ đều phải được giải quyết trên cơ sở song phương giữa các nước có liên
quan trực tiếp. Sự khác biệt này trong cách tiếp cận  đã cản trở những nỗ lực ngoại giao giữa ASEAN
và Trung Quốc nhằm đạt đựợc giải pháp vạch đường hướng cho việc làm sống lại
Tuyên bố 2002 đang hấp hối, và nâng cấp DOC thành một qui tắc ứng xử có tính
ràng buộc hơn về pháp lý.

Hoa Kỳ và các cường quốc hàng hải khác  khẳng định họ là các bên liên quan hợp pháp
và phải là một phần tham dự quá trình này. Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên
bố Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại trên biển, trong việc có được
sự  tiếp cận mở đối với các nguồn tài
nguyên biển của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Thái độ quyết đoán hung hăng của Trung Quốc đã
phản tác dụng. Nó thúc đẩy các nước ASEAN có đòi hỏi chủ quyền xích lại gần
nhau hơn,  và tạo cho Indonesia, nước Chủ
tịch ASEAN năm 2011, có cơ hội để khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong
an ninh khu vực. Các nước Đông Nam Á muốn Mỹ tiếp tục can dự và hỗ trợ nỗ lực
của họ đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra các nước đồng minh tham gia hiệp ước là
Philippines
và Mỹ cũng đang hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề quốc phòng. Việt Nam và Mỹ đang
thúc đẩy mối quan hệ mới mẻ về quốc phòng của họ.

Điều quan trọng là
ASEAN và các cường quốc lớn
ủng hộ họ thành công trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển
Đông trên cơ cở UNCLOS. Bằng không,, “ kẻ mạnh sẽ làm những gì nó có thể làm
được, và kẻ yếu sẽ phải chịu đựng những gì họ phải gánh chịu” như  sử gia 
Hy lạp Thucydides đã từng
nói từ  cách đây hàng thế kỷ. Việc
Trung Quốc biến Biển Đông thành phiên bản “mare nostrum”( Biển của chúng ta) hiện đại sẽ làm suy yếu một chế độ
pháp lý quốc tế đang góp phần vào  trật tự toàn cầu.

Chương Dương ( chuyển
ngữ )

Nguyên bản tiếng Anh trên Yale Global

RELATED ARTICLES

Tin mới