Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiLý do đằng sau việc Trung Quốc hoãn thử tàu sân bay?

Lý do đằng sau việc Trung Quốc hoãn thử tàu sân bay?

altBienDong.Net: Việc tàu sân
bay Thi Lang của Trung Quốc không tiến hành chuyến thử nghiệm đầu tiên hôm 1/7
như đồn đoán đã đặt ra nhiều câu hỏi.

Theo các phương tiện truyền thông,  Thi Lang- tàu sân bay đầu tiên của TQ-  dự định tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên
vào dịp kỉ niệm thành lập ĐCS Trung Quốc 1/7. 

Tuy nhiên, chuyến thử nghiệm sẽ phải hoãn lại ít nhất 1 tháng nữa bởi rất nhiều
các vấn đề không được công bố.

Một quan chức giấu tên của quân đội Trung Quốc cho biết: “ Điều đó phụ thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể, bất cứ lúc nào cũng có thể được điều chỉnh, sự cần thiết
phải xem xét các yếu tố như thời tiết, tình hình môi trường bên ngoài sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến chuyến thử nghiệm đầu tiên”.

Như vậy, có vẻ như yếu tố ảnh hưởng tới việc thử nghiệm tàu Thi Lang là do
“thiên thời”. Song sự thực thế nào?

                       alt

                                  Tàu sân bay Thi Lang. Ảnh: Internet.

Giả thiết 1: Thị Lang chưa thực sự sẵn sàng?

Nếu đánh giá tàu sân bay Thi Lang qua
các bức ảnh được đăng tải trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, có vẻ như
Thi Lang đã được hoàn thành một cách đầy đủ..

Màu sơn mới, một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới, các hệ thống vũ khí
cũng đã được lắp đặt xong. Nhà thầu đã thu dọn các thiết bị thi công trên boong
tàu. Một hình ảnh xuất hiện trên trang Milchina cho thấy, một cột khói
cao đã bốc lên từ phần ống khói của tàu sân bay. Điều này cho thấy, một động cơ
mới đã được lắp đặt . 

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự
thế giới vẫn dõi theo sự phát triển của tàu sân bay này, Thi Lang mới chỉ khoác
lên mình bộ áo mới, còn bên trong phòng động cơ vẫn là một ẩn số.

Hệ thống động lực cho một chiếc tàu khổng lồ chính  là “điểm yếu” cố hữu của công nghiệp quốc
phòng Trung Quốc. Trung Quốc thiếu công nghệ động cơ đẩy hàng hải, không sản
xuất được động cơ tuabin hơi nước hoặc động cơ tuabin khí.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã mua được động cơ tuabin hơi nước vốn được
thiết kế dành cho tàu sân bay Varyag từ Ukraine. Nếu vậy, Thi Lang sẽ lặp
lại những trục trặc bất tận giống chiếc Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga?
Người Trung Quốc sẽ khắc phục các khuyết điểm của động cơ tuabin hơi nước của Ukraine
như thế nào? Năng lực của tàu sân bay Thi Lang phụ thuộc rất nhiều vào vấn
đề này.

Một chuyên gia giấu tên của quân đội Trung Quốc trao đổi thêm với giới truyền
thông Hong Kong rằng: “Thử nghiệm nếu có của Thi
Lang chỉ một thử nghiệm mang tính nội bộ. Tàu sân bay vẫn chưa thực sự hoàn
thành. Toàn bộ thệ thống vũ khí, thiết bị điện tử, các hệ thống liên quan sẽ
mất một thời gian để có thể hoạt động như một hệ thống tổng thể”.

Giả thiết 2: Chờ thời cơ khuếch trương hình ảnh?

Tuy nhiên, việc hoãn chuyến thử nghiệm của tàu sân bay Thi Lang có thể được
giải thích bằng một giả thiết khác mà các nhà phân tích nhận định là “chờ thời
cơ hợp lý hơn”.

Thực tế cho thấy rằng, gần như tất cả các hệ thống vũ khí mới mang tầm chiến
lược của Trung Quốc đều xuất hiện trong các sự kiện trọng đại, mang nhiều ý
nghĩa chính trị.

Đơn cử, sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi tháng 1/2011
trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Trung Quốc.

Trung Quốc luôn thực hiện công tác “quảng bá” cho các hệ
thống vũ khí của mình rất tốt, chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Gates là một sự
kiện thu hút sự chú ý của giới truyền thông thế giới.  Cùng với đó một hệ
thống vũ khí mới xuất hiện, càng làm cho báo giới tốn không ít giấy mực để bình
phẩm. Qua đó khuếch trương hình ảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc, cho dù giữa
giới thiệu và thực tế còn một khoảng cách khá xa.

J-20 gần như hoàn toàn im lặng sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng
1/2011. Do đó, tàu sân bay Thi Lang cũng không phải là một ngoại lệ cho
“chiêu” quảng bá hình ảnh của quân đội Trung Quốc.

Có thể Thi Lang đã sẵn sàng để chạy thử, nhưng nó sẽ chờ đợi một thời điểm “nổi
bật” và “hiệu quả” hơn để xuất hiện. Có thể là Đại hội Đảng Cộng sản
Trung Quốc sắp tới với vai trò là một minh chứng cho thành quả lãnh đạo của
đảng này.

Cũng có thể Thi Lang sẽ ra mắt trong chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Hội đồng
Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tới Trung Quốc. Sự xuất hiện của Thi Lang như vậy
vừa mang tính quảng bá thành quả của công nghiệp quốc phòng vừa lặp lại thông
điệp của J-20.

Giả thiết 3: Lý do chính trị?

Theo tờ China Times,  một số nguồn
tin từ Trung Quốc  cho rằng việc truyền
thông quốc tế đang chĩa ống kính  vào
chiếc tàu này, cũng như tình hình căng thẳng gần đây tại Biển Đông, có thể
khiến giới lãnh đạo Trung Quốc trì hoãn việc đưa con tàu vào hoạt động.

Cuối tháng trước, tờ Hong Kong Commercial Daily cho biết Quân đội Trung
Quốc hy vọng việc ra mắt tàu sân bay “sẽ chứng tỏ sức mạnh của Hải quân Trung
Quốc để răn đe các nước khác”.

Các nhà
phân tích cũng cho rằng việc Trung Quốc chính thức sở hữu  tàu sân bay đã phá vỡ sự cân bằng chiến lược ở
Biển Đông và khu vực địa-chiến lược Thái Bình Dương..

Nỗ lực hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là hải
quân của Trung Quốc đã gây ra sự quan ngại lớn trong khu vực. Bắc Kinh đang
không ngừng nâng cấp các tàu khu trục, tàu chiến để có thể hoạt động ở phạm vi
lớn hơn, xa hơn. Với Thi Lang, Trung Quốc sẽ là nước châu Á thứ ba có tàu sân
bay, điều mà giới phân tích cho là sẽ gây ra bất an trong khu vực.

Bạch
Đằng
( tổng hợp)

 

RELATED ARTICLES

Tin mới