Wednesday, December 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnDàn khoan Oil 981: Một công cụ thực hiện yêu sách...

Dàn khoan Oil 981: Một công cụ thực hiện yêu sách đường chữ U của Trung Quốc

BienDong.Net: Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các giàn khoan ra biển Động ngay trong mùa Thu này nhằm tiếp cận các nguồn năng lượng nằm sâu dưới đáy biển, bất chấp UNCLOS và Tuyên bố ứng xử Biển Đông.

Theo đó, Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation viết tắt là CNOOC) – đơn vị khai thác dầu khí thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc –  sẽ đảm nhiệm việc triển khai hệ thống khoan dầu đầu tiên của Trung Quốc,  Oil 981, trên Biển Đông.

Tại buổi lễ đặt tên là “Offshore Oil Aircraft Carrier – Hàng không mẫu hạm dầu mỏ” cho giàn khoan Marine Oil 981, Wang Yilin, Chủ tịch CNOOC cho biết: ‘thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của TQ đã bắt đầu chuyển động và nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của TQ”.

Giàn khoan Dầu mỏ hải dương 981 của Trung Quốc. Ảnh: chnmilitary.com

 

Theo tờ Tin tức Năng lượng của Trung Quốc, quần đảo Trường Sa có trữ lượng vào khoảng 20 tỷ tấn dầu, nhưng Trung Quốc chưa khai thác được một giọt dầu nào từ đây, trong khi nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong nước ngày càng tăng.

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải khẩn cấp tiến ra Biển Đông để khai thác dầu mỏ – Lin Boqiang, giám đốc Trung tâm Trung Quốc nghiên cứu Kinh tế Năng lượng tại Đại học Hạ Môn nói với tờ Thời báo Hoàn cầu .

Giàn khoan CNOOC 981 dài 114 m, rộng 90 m, gồm năm tầng, cao 136 m. Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, có thể khoan tới độ sâu 12.000 m. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000m.”

.Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Trung Quốc đặt mục tiêu chế tạo sáu tàu thuộc năm chủng loại chuyên lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (47.550 tỉ đồng VN). Bước tiếp theo, ngành dầu mỏ Trung Quốc chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000-1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn.

Thảm họa tràn dầu tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.


Theo số liệu của ngành dầu mỏ Trung Quốc, sản lượng dầu mỏ Trung Quốc năm 2010 đã vượt ngưỡng 50 triệu tấn. Trung Quốc đã dự kiến đến năm 2020 sẽ duy trì ổn định sản lượng 50 triệu tấn/năm tại khu vực biển gần bờ và nâng sản lượng tại khu vực biển sâu đạt quy mô 40-50 triệu tấn/năm.

Trung Quốc đang thèm khát dầu lửa. Phát biểu bên lề Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF 18) diễn ra ngày 23-7 tại Indonesia, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, các hành động gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông dường như có động cơ từ sự thèm muốn các tài nguyên dầu khí phong phú tại khu vực này.

Việc Trung Quốc đẩy mạnh chương trình thăm dò và khai thác tại biển Đông không chỉ là hành động thách thức chủ quyền của các nước trong vùng mà còn đặt ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Dàn khoan dầu khổng lồ mà Trung Quốc dự định triển khai trên biển Đông chính là một pháo đài quân sự nguỵ trang và là công cụ hiện thực hoá yêu sách đường chữ U của Trung Quốc, biến biển Đông cùng các tài nguyên của nó thành của riêng cho Trung Quốc. Hoạt động của giàn khoan này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho môi trường có thể ảnh hưởng một vùng rộng lớn, tác động đến nhiều nước, như vụ tràn dầu tệ hại tại vịnh Mexico do công ty BH gây ra năm 2010 chứng tỏ .

Sông Hương ( tổng hợp)

RELATED ARTICLES

Tin mới