Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSỨC NÓNG CỦA VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TẠI HỘI NGHỊ Ở PHNOMPÊNH

SỨC NÓNG CỦA VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TẠI HỘI NGHỊ Ở PHNOMPÊNH

Đúng như nhiều chuyên gia dự báo, vấn đề Biển
Đông đã nóng lên ngay từ phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước
ASEAN (AMM 45). Tại đây tất cả 10 thành viên ASEAN đều phát biểu về vấn đề Biển
Đông. Điều này thể hiện rõ bức xúc của các nước trước những hành động ngày càng
leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông từ đầu năm đến nay.

Cộng đồng ASEAN
không thể thờ ơ trước việc Trung Quốc ngang nghiên uy hiếp quân sự với với
Philippin tại khu vực bãi cạn Scarborough, gây sức ép buộc tàu của Philippin khỏi
khu vực này và ngang ngược đặt 2 thanh chắn ở cửa vịnh tại khu vực Scarborough;
rồi Trung Quốc tiếp tục lấn tới tuyên bố thành lập Tam Sa trong khu vực biển rộng
2 triệu km2, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và các đảo đá,
vùng biển của Philippin buộc hai nước này phải lên tiếng mạnh mẽ gửi công hàm
phản đối; và nghiêm trọng hơn nữa là ngày 23-6-2012, Trung Quốc ngang nghiên mời
thầu quốc tế thăm dò ở 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam. Chỉ nhìn ba vụ việc nói trên mà Trung Quốc gây ra từ đầu năm
đến nay người ta đã thấy rõ sự leo thang trong các hành động của Trung Quốc tại
Biển Đông. Chính điều này đã gây mối quan ngại cho cộng đồng quốc tế và các nước
khu vực ASEAN. Trong thế kỷ 21, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông quốc
tế sẽ khiến cả thế giới không đứng ngoài cuộc để mặc cho các hành động ngang
ngược bắt nạt các nước nhỏ, các nước láng giềng của Trung Quốc ngày một lấn tới,
nhất là với một quốc gia luôn là nước tự xưng là “trỗi dậy hòa bình” như Trung
Quốc. Những việc làm thô bạo đó của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình
ổn định của khu vực và an ninh an toàn hàng hải trên Biển Đông.

Phiên họp toàn thể Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (Ảnh TTXVN)

Tại phiên khai mạc AMM 45, nhiều bộ trưởng đã
bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây trên Biển Đông đối với hòa
bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở khu vực; cho rằng, các diễn biến phức
tạp này đã gây phương hại đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc
gia ven biển, trái với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
1982 (UNCLOS); đồng thời nhấn mạnh, cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình và không sử dụng vũ lực, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế,
nhất là UNCLOS và tinh thần DOC; các nước cần tôn trọng quyền của các quốc gia
ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phù hợp với UNCLOS
1982.

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã lên
tiếng mạnh mẽ phê phán những việc làm ngang trái của Trung Quốc bày tỏ quan ngại
sâu sắc về diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông; nhấn mạnh lập trường của
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam
Sa” và mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về luật Biển
(UNCLOS) năm 1982. Điều này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài
phán của các quốc gia ven biển đối với EEZ, thềm lục địa và trái với tinh thần
Tuyên bố chung các bên về biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002.
Các hành động này cũng gây phương hại đến hòa bình, ổn định và an ninh an toàn
hàng hải ở khu vực. ông Phạm Bình Minh kêu gọi ASEAN cần thể hiện vai trò chủ đạo,
trách nhiệm và tinh thần xây dựng trong xử lý các vấn đề là lợi ích chung của
khu vực; tạo môi trường cho các bên liên quan giải quyết tranh chấp một cách
hòa bình.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario
cũng lên tiếng mạnh mẽ phản đối các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển
Đông; tố cáo Trung Quốc trong các hành động gây hấn ở khu vực bãi cạn
Scarborough của Philippin làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Vài ngày trước Hội nghị AMM 45, báo chí ở
Trung Quốc đã lớn tiếng kêu gọi các nước không đưa vấn đề Biển Đông vào nội
dung Hội nghị AMM 45, thậm chí còn hù dọa Việt Nam và Philippin là đừng có đưa
vấn đề Biển Đông vào các hội nghị diễn ra tại PhnomPenh. Nhưng việc các nước bất
chấp những lời hăm dọa của Bắc Kinh bày tỏ mạnh mẽ ý kiến xung quanh vấn đề Biển
Đông ngay trong phiên khai mạc AMM 45 cho thấy mưu toan gạt bỏ vấn đề Biển Đông
ra khỏi các hội nghị ở PhnomPenh đã thất bại; các nước ASEAN đã nhận thức rõ về
tính nguy hại trong các hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông đối với
hòa bình, ổn định trong khu vực.

Mặc dù, ngay tại các cuộc họp ở PhnomPênh,
các quan chức Trung Quốc cũng đã bày tỏ sẵn sàng cùng các nước ASEAN bàn thảo về
Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC. Tuy nhiên, các nước đều nhận thức rõ bản chất
của Trung Quốc là “Đại Hán” nên khó có thể mong chờ vào “thiện chí” của Bắc
Kinh trong việc xây dựng được một văn kiện COC với tính pháp lý và ràng buộc
cao hơn, tạo cơ sở cho việc duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc
thực tâm muốn thực hiện chính sách “ngoại giao hoà thuận với các nước láng giềng”
thì trước hết Bắc Kinh hãy dừng ngay lại các hành động thô bạo vi phạm chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông; hãy tôn trọng những
quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Với sức nóng của vấn đề Biển Đông tại buổi
khai mạc AMM 45, các chuyên gia nhận định rằng, vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục là
đề tài được nổi bật tại các cuộc họp trong những ngày tới, nhất là Hội nghị An
ninh khu vực ARF 19 và Diễn đàn Đông Á EAS khi mà có sự tham dự của Ngoại trưởng
gần 30 nước, trong đó có các nước lớn Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật, Úc… Đây là những
quốc gia có lợi ích lớn trong việc bảo đảm an ninh an toàn cho tuyến hàng hải
trên Biển Đông.

Nhìn lại ARF 17 tại Hà Nội năm 2010, khi lần
đầu tiên vấn đề Biển Đông được bàn thảo rộng rãi với những lời phát biểu mạnh mẽ
hẳn mọi người còn nhớ hình ảnh ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc đỏ mặt tía tai để biện minh cho các hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển
Đông. Chúng ta hay chờ xem bộ mặt thật của Bắc Kinh sẽ bị phơi bày tại các cuộc
họp sắp tới thế nào? Và ông Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ ứng xử
ra sao trước phản ứng của gần 30 ngoại trưởng đối với hành động ngang ngược bất
chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông./.

                                                                            
Thành

RELATED ARTICLES

Tin mới