Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBẮC KINH BỊ LÊN ÁN MẠNH MẼ TẠI ARF 19 Ở PHNOM...

BẮC KINH BỊ LÊN ÁN MẠNH MẼ TẠI ARF 19 Ở PHNOM PENH

Trong suốt mấy ngày qua vấn đề Biển Đông đã
được bàn thảo sôi nổi tại các diễn đàn trong khuôn khổ AMM 45, song Bắc Kinh đã
gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ nhất tại Diễn đàn An ninh khu vực ARF 19, nơi hội
tụ ngoại trưởng của 27 quốc gia, bao gồm các nước lớn Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nga, EU…
hầu hết các nước tham dự Hội nghị đều bày tỏ quan ngại trước những hành động
ngày một leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông thời gian gần đây.

Tại Hội nghị ARF, Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton đã đưa ra thông điệp rõ ràng về Biển Đông; bày tỏ quan ngại sâu sắc trước
những căng thẳng gần đây trên Biển Đông khi nói rằng không quốc gia nào có thể
không quan ngại trước sự gia tăng căng thẳng và bất đồng về khai thác tài
nguyên trên Biển Đông. Dù khẳng định Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông
và không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ hay biên giới lãnh hải,
nhưng Ngoại trưởng Clinton nêu rõ: “Chúng tôi có lợi ích nền tảng đối với tự do
hàng hải, việc duy trì hòa bình và an ninh, tôn trọng luật quốc tế và thương mại
hợp pháp không bị cản trở.” Bà Hillary Clinton thúc giục các nước làm việc với
nhau một cách hợp tác, ngoại giao để giải quyết các tranh chấp mà “không ép buộc,
không hăm dọa, không đe dọa và tất nhiên không sử dụng vũ lực”.

Bất bình trước những hành động thô bạo của
Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa các nước ven Biển
Đông (ám chỉ việc Trung Quốc mời thầu bất hợp pháp 9 lô dầu khí trên thềm lục địa
Việt Nam và trước việc Trung Quốc tăng cường bắt giữ đe dọa tàu cá và ngư dân
Việt Nam ở Biển Đông), Ngoại trưởng Clinton bày tỏ sự lo lắng của Mỹ về những
ép buộc kinh tế và việc sử dụng các tàu quân sự, tàu chính phủ cũng như tranh
cãi về vấn đề ngư dân trong khu vực thời gian qua. Trước đó, trong chuyến thăm
Việt Nam, Ngoại trưởng Clinton đã khẳng định Chính
phủ Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Phát biểu
này của Ngoại trưởng Clinton là sự ủng hộ rõ
ràng của Mỹ đối với việc đấu tranh chống lại hành động Trung Quốc mời thầu 9 lô
dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.
Trước đó tại diễn đàn Ngoại trưởng Đông Á lần thứ 2 (EAS) và kể cả trong cuộc gặp
với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Clinton đều đưa
ra một thông điệp mạnh mẽ phản đối “sự ép buộc, dọa dẫm, đe dọa và sử dụng vũ lực
trong giải quyết tranh chấp” ở Biển Đông.

Việt Nam và Philippines, hai nạn nhân chính
của những hành động thô bạo của Trung Quốc, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những
hành động thô bạo bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông gần
đây.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, vi phạm
tới quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của các quốc gia ven biển. Ông nhấn mạnh các nước phải tôn trọng các nguyên
tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Ông cũng cho rằng cả hai diễn đàn EAS và ARF đều cần phải đóng góp hiệu quả hơn
nữa cho các mục tiêu chung của khu vực là bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và
phát triển, trong đó có an ninh, an toàn hàng hải, xây dựng lòng tin; giải quyết
các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Cũng tại ARF, Ngoại trưởng Philippines
Albert Del Rosario đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc đang chơi trò “lá mặt lá
trái” và “đe dọa” ở Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario nhấn
mạnh “Nếu chủ quyền và quyền tài phán của Philippines có thể bị một nước mạnh
(Trung Quốc) phỉ báng thông qua áp lực, nói một đằng làm một nẻo, áp bức, hăm dọa
và sử dụng vũ lực thì cộng đồng quốc tế cần quan tâm đến hành vi này”. Đề cập
tình hình căng thẳng ở bãi cạn Scarborough, ông Del Rosario cáo buộc quan điểm
hung hăng của Bắc Kinh là một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định ở châu Á –
Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh: “Nếu không được kiềm chế, căng thẳng cứ tiếp tục
nảy sinh và làm tình hình leo thang hơn nữa, đẩy cả khu vực vào tình thế thù địch
và bạo lực mà không nước nào muốn. Chính điều này đang gây nguy hiểm ngày càng
lớn cho sự năng động kinh tế của toàn khu vực, vốn đã được xây dựng dựa trên sự
ổn định và hòa bình trong nhiều năm qua”.

Nhật Bản là một trong những nước bày tỏ ý
kiến mạnh mẽ nhất về vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Nhật Bản bày tỏ những lo ngại
sâu sắc về các diễn biến gần đây, nhấn mạnh các bên liên quan cần làm rõ tuyên
bố chủ quyền hàng hải của họ, và theo đuổi những giải pháp ngoại giao. Nhật Bản
không liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông, song Nhật Bản có lợi ích
rất lớn trong việc đảm bảo tuyến hàng hải qua Biển Đông được thông suốt, 90% lượng
dầu thô nhập khẩu của Nhật đi qua vùng biển này. Hơn thế nữa, Nhật Bản có vấn đề
tranh chấp ở biển Hoa Đông với Trung Quốc. Ngay trong những ngày diễn ra hội
nghị ở Phnom Penh, tầu ngư chính của Trung Quốc đã xâm phạm vào lãnh hải của quần
đảo Senkaku mà Nhật tuyên bố chủ quyền và đang quản lý, gây mối lo ngại đối với
Nhật là những hành động quá khích của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ lặp lại ở các
vùng biển của Nhật trong biển Hoa Đông.

Đặc biệt, tại Hội nghị ASEAN – Nhật Bản ngày
11/7/2012, Nhật Bản đã đề xuất sáng kiến tổ chức diễn đàn An ninh biển giữa Nhật
Bản và 10 nước ASEAN vào năm 2013. Sáng kiến của Nhật đã nhận được sự ủng hộ của
các nước ASEAN. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng leo thang trong các hoạt động
gây hấn ở Biển Đông thì đây có thể là một cơ chế hữu hiệu để ngăn chặn những
hanh vi thô bạo của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Để phát huy hiệu
quả của cơ chế này trong việc ngăn chặn sự bành trướng trên Biển Đông và biển
Hoa Đông cần có sự tham gia của một số nước lớn khác như Mỹ, Ấn Độ….

Qua những gì diễn ra ở ARF và các hội nghị
trước đó ở ở Phnom Penh
cho thấy các nước đang cùng lo ngại “nguy cơ” từ Trung Quốc. Những hành vi thô
bạo của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị vạch trần, bộ mặt thật của Bắc Kinh đã lộ
nguyên hình của một Trung Quốc bá quyền Đại Hán với một chính sách ngoại giao
“cá lớn nuốt cá bé” “gây sức ép và gây hấn”.

Trước và trong thời gian các hội nghị diễn
ra ở Phnom Penh, Trung Quốc ráo riết vận động, gây sức ép, thậm chí dùng tài
chính để mua chuộc để các nước không nêu vấn đề Biển Đông tại các hội nghị
trong khuôn khổ AMM 45 và ARF 19 ở Phnom Penh, nhưng vấn đề Biển Đông vẫn nổi
lên là một trọng tâm của các diễn đàn đã cho thấy vấn đề Biển Đông không chỉ
còn là một vấn đề của khu vực mà nó đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Tất
cả các nước đều thấy rõ hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh an toàn hàng hải là
lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế và các nước cần cùng nỗ lực để gìn giữ,
bảo vệ.

Diễn biến tại các hội nghị lần này ở Phnom
Penh cho thấy nước chủ nhà Campuchia đã bị Trung Quốc chi phối mạnh mẽ, việc
Campuchia kiên quyết không đưa các vụ việc gần đây ở Biển Đông vào Tuyên bố
chung của AMM 45 để rồi không ra được Tuyên bố chung là một ví dụ cụ thể. Nhưng
bất chấp thái độ đó của nước chủ nhà Campuchia, các nước vẫn bày tỏ thái độ mạnh
mẽ và rõ ràng trong vấn đề Biển Đông cũng đủ cho thấy những hành động ngày một
hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây bức xúc và lo ngại lớn đối
với cộng đồng quốc tế. Các nước đều nhận thấy rằng phải có những hành động để
ngăn chặn những hành vi bá quyền trên biển của Bắc Kinh.

Mặc dù yêu sách về “đường lưỡi bò” chưa được
mang ra mổ xẻ chi tiết tại các cuộc họp ở Phnom Penh, song nội dung những phát
biểu của nhiều Bộ trưởng đã gián tiếp phê phán yêu sách phi lý này khi yêu cầu
các nước phải làm rõ yêu sách về vùng biển của mình phù hợp với luật pháp quốc
tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; đồng thời rất nhiều tiếng nói đã
lên tiếng ủng hộ cho việc thực hiện quyền của một quốc gia ven biển trong vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982. Các nước đều hiểu rất rõ nếu Trung Quốc thực hiện được yêu sách “đường
lưỡi bò” thì họ sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh,
an toàn hàng hải ở Biển Đông

Về giải pháp cho vấn đề tranh chấp ở Biển
Đông, các quốc gia đều nhận thức rõ ràng rằng việc bà Clinton khẳng định, Mỹ muốn
các cuộc hội đàm liên quan tới tất cả các bên để giải quyết tranh chấp là sự ủng
hộ của Mỹ cho một giải pháp đa phương trong vấn đề Biển Đông vì nếu để đàm phán
song phương với Trung Quốc thì các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines sẽ bị
Trung Quốc bắt nạt, ép phái chấp nhận theo phương án của Trung Quốc. Các chuyên
gia cho rằng, tuyên bố này sẽ làm “phật lòng” Trung Quốc – nước luôn phản đối
việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và luôn yêu cầu các nước láng giềng giải quyết
song phương các tranh chấp. Rõ ràng là các hành động quá khích của Trung Quốc gần
đây ở Biển Đông đã buộc Mỹ phải thể hiện vai trò của một siêu cường không thể để
Trung Quốc o ép các nước láng giềng, ngăn chặn âm mưu thôn tính toàn bộ Biển
Đông của Trung Quốc. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo và các lợi ích trên biển của
Việt Nam, Chính quyền Hà Nội cần có cách tiếp cận thực tế hơn đối với các quan
điểm này của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, tích cực thúc đẩy một giải pháp đa
phương cho các tranh chấp ở Biển Đông./.

                                                                  
Thành

RELATED ARTICLES

Tin mới