1. Học giả Tiết Lý Thái
Ông Tiết Lý Thái cho rằng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam có dấu hiệu ngày càng căng thẳng trong thời gian qua, trong đó việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu quốc tế vào cuối tháng 6 vừa qua khiến tình hình càng thêm phức tạp.
Ông Tiết Lý Thái cho rằng, nếu Trung Quốc giải thích và muốn cộng đồng quốc tế công nhận đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia thì kho khăn sẽ không hề nhỏ, ít nhất sẽ gặp phải những thách thức sau:
Thứ nhất, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới đầu chỉ vẽ ra 11 đoạn trên bản đồ nước mình, mà không hề tiến hành phân định biên giới trên biển với các nước láng giềng xung quanh, cũng chưa từng có động thái hòng nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Về bình diện luật pháp quốc tế cũng chưa có sự giải thích rõ ràng. Nói một cách nghiêm túc thì đây mới chỉ là “tự nói lời của mình”.
Thứ hai, cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa nói rõ, đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia đứt đoạn hay là đường biên giới trên biển truyền thống. Đến một định nghĩa cũng không có, hơn nữa cũng chưa ghi rõ kinh độ, vĩ độ trên vị trí địa lý, mà đơn thuần chỉ là vẽ ra các đường đứt đoạn trên bản đồ của mình mà thôi.
Thứ ba, nếu như Bắc Kinh nhấn mạnh đường 11 đoạn mà Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra ban đầu là đường biên giới quốc gia không thể xâm phạm, thì thử hỏi tại sao sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, để thể hiện “tình cảm” của mình với Việt Nam, Trung Quốc lại tự xóa đi 2 đoạn trên bản đồ trong khu vực Vịnh Bắc Bộ? Phải chăng Trung Quốc coi việc sửa đường biên giới quốc gia như trò đùa?
Thứ tư, nếu như Bắc Kinh khẳng định đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia, sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, trong thời gian 37 năm, Việt Nam đã chiếm hữu đến 30 hòn đảo lớn nhỏ một cách liên tục, mà Bắc Kinh trong các lần phản đối ngoại giao lại không hề có lần nào nêu ra vấn đề trên? Giặc đến nhà mà chủ nhà không đuổi đi, cũng không lớn tiếng chỉ trích, không báo cảnh sát? Giải thích thế nào đây?
Thứ năm, Biển Đông là tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu vực Đông Bắc Á, trong đó bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, của hơn 40% hàng hóa chiến lược của hầu hết các quốc gia phương Tây, đường giao thông Biển Đông được coi là đường sinh mệnh của các nước phương Tây. Một khi đường 9 đoạn xác định vị trí quốc tế là đường biên giới quốc gia thì toàn bộ Biển Đông đều là nội thủy của Trung Quốc. Nếu “đường 9 đoạn” được tuyên bố là đường biên giới quốc gia của Trung Quốc, khi Mỹ và các đồng minh chuyển dịch lực lượng quân sự giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, bất cứ lúc nào, họ đều có thể bị coi là ở vị trí phi pháp và sẽ bị cản trở mạnh mẽ. Như vậy liệu cộng đồng quốc tế có chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc?
2. “Thành phố Tam Á có thể làm tăng tốc hình thành đồng minh quân sự tại Đông Á”
Bài báo đặt câu hỏi “Liệu “Tam Sa” liệu có xác lập được vị trí chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông hay không hay sẽ bị phản tác dụng?”
Bài báo cho rằng việc Trung Quốc cao giọng thành lập “Tam Sa” đã kéo theo sự phản đối của nhiều nước khác, thậm chí sẽ làm tăng nhanh tốc độ hợp tác quân sự trong khu vực, ví dụ như Hiệp định quân sự giữa Philippine và Úc từng bị kéo dài đến 5 năm thì mới đây cũng được Quốc hội Philippine thông qua. Mặc dù Hiệp định này không thuộc vào dạng đồng minh quân sự, nhưng là một bước tiến lớn trong giao lưu quân sự giữa Philippine và Úc. Nhật Bản gần đây cũng tích cực mở rộng các lĩnh vực trên biển, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, Nhật Bản, Philippine và Úc cũng có thể tạo nên một sự hợp tác quân sự mật thiết hơn.
Việc thành lập “Tam Sa” cũng có thể khiến các nước ASEAN xem xét lại lập trường về vấn đề Biển Đông. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua không ra được Thông cáo chung là một điều hiếm thấy, điều này phản ánh các quốc gia ASEAN có cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề Biển Đông. Nhưng việc Trung Quốc ngày càng cứng rắn sẽ làm cho “thuyết sự uy hiếp từ Trung Quốc” có thể sẽ nóng lên trong nội bộ ASEAN, cộng với việc Mỹ, Philippine và Việt Nam không ngừng tạo sóng gió, tình hình có thể sẽ xuất hiện những thay đổi mang tính căn bản, lúc đó việc thành lập “Tam Sa” có khi lại là điều bất lợi.
Nhận định của học giả Tiết Lý Thái và bài báo trùng hợp với ý kiến của nhiều học giả quốc tế là Biển Đông đang thực sự nóng lên do các việc làm của Trung Quốc, buộc các nước liên quan gắn kết với nhau hơn. Thành ra, việc cố đưa yêu sách đường lưỡi bò cũng như thành lập cái gọi là “Tam Sa”, xâm phạm các vùng biển của các nước láng giềng trở nên “lợi bất cập hại” đối với Trung Quốc./.
BDN